Chăn nuôi gà an toàn sinh học theo chuỗi liên kết được Bình Phước coi là chìa khóa để đầy lùi nguy cơ dịch bệnh trên gia cầm, hướng tới xuất khẩu.
Giảm rủi ro dịch bệnh từ mô hình liên kết chuỗi chăn nuôi gà an toàn sinh học
Chăn nuôi gà an toàn sinh học theo chuỗi liên kết được Bình Phước coi là chìa khóa để đầy lùi nguy cơ dịch bệnh trên gia cầm, hướng tới xuất khẩu.
Trang trại 100.000 gà gà an toàn sinh học của ông Đỗ Hà Xuân Khanh tại xã Đồng Nơ huyện Hớn Quản là một trong những trang trại chăn nuôi quy mô lớn tại địa phương. Trước đây, ông gặp khó khăn về vốn, thiếu kiến thức chăn nuôi và chịu nhiều rủi ro từ giá cả thị trường, thời tiết, dịch bệnh.
Từ khi liên kết với tập đoàn De Heus, trong quá trình chăn nuôi, công ty cung ứng toàn bộ giống, thức ăn, thuốc thú y và hướng dẫn kỹ thuật, cách chăm sóc đàn gà đạt tiêu chuẩn cho tới thời điểm xuất chuồng. Nhờ sự hỗ trợ tối đa đó, trang trại đáp ứng được các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học và ATDB, nên việc chăn nuôi khá thuận lợi, đàn gà sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Trong quy trình nuôi, trước khi nhập gà mình vệ sinh phân, mình xử lý sát trùng 3 lần rồi mình mới nhập gà con vô, thời điểm nhập gà con vô mỗi ngày mình cũng sát trùng tại các điểm xung quanh chuồng trại mỗi ngày 2 lần, thuốc sát trùng mỗi lứa mình đổi l lần, để đùng cho nó kháng thuốc.
Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay nếu mà nông dân tự nuôi rất là khó nhờ được hợp đồng De Heus, thấy công việc chăn nuôi có nhiều mặt thuận lợi, nói về hiệu quả kinh tế so với trước đây tự nuôi timg đầu ra rất là khó sau này được De Heus bao tiêu đầu ra, công việc của những người chăn nuôi dễ dàng hơn, giờ mình chỉ chăm lo cho việc chăn nuôi cho tôt thôi.
Theo thống kê Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước, toàn tỉnh hiện có khoảng 10 triệu con gia cầm với 88 trang trại , trong đó, 59 trại chăn nuôi công nghệ chuồng lạnh, kín, tự động hoặc bán tự động. Các trại gia cầm chủ yếu cho nuôi gia công hoặc cho các công ty, tập đoàn thuê chăn nuôi như CP, Emivest, Vietswan, Sunjin, Japfa…
Những năm gần đây, dịch bệnh trên gia cầm diễn biến phức tạp, nhiều chủng virus nguy hiểm xuất hiện như: H5N6, H5N8, gây ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi của cả nước nói chung và Bình Phước nói riêng. Để chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm và xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh hướng đến xuất khẩu, Bình Phước đã và đang đẩy mạnh phát triển chăn nuôi an toàn sinh học với nhiều giải pháp thiết thực.
Chăn nuôi phát triển thì một trong những giải pháp phải quan tâm, đặc biệt quan tâm là công tác PCDB, BP cũng đã xây dưng, phê duyệt đề án phát triển vùng ATDB theo đó, từ nay đến năm 2030 sẽ xây dựng tỉnh thành vùng chăn nuôi ATDB đối với gia súc, gia cầm, sản phẩm chăn nuôi đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩmcho tiêu dùng và cho xuất khẩu.
Hiện Bình Phước đã có 6 huyện, thị xã, thành phố gồm: Đồng Phú, Đồng Xoài, Chơn Thành, Hớn Quản, Bình Long và Bù Đăng đã được Cục Thú y đánh giá và công nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh Cúm gia cầm và bệnh Newcastle. Trong bối cảnh chăn nuôi hiện nay tiềm ẩn không ít rủi ro bởi dịch bệnh và chịu nhiều áp lực bởi giá cả thì việc liên kết chăn nuôi gia công giữa người chăn nuôi và doanh nghiệp được coi là chìa khóa để ngành chăn nuôi “trụ vững”.