| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Triển vọng nuôi gà an toàn sinh học

Thứ Tư 16/09/2020 , 07:15 (GMT+7)

Mục tiêu của mô hình là khuyến khích nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, cung cấp sản phẩm thịt gà sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm…

Nhằm đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, năm 2020 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình phối hợp với Chi cục Phát triển Nông thôn Quảng Bình bắt đầu triển khai mô hình nuôi gà an toàn sinh học tại xã miền núi Thái Thủy (huyện Lệ Thủy ).

Mô hình hỗ trợ những hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất với quy mô 3.500 con tại 5 hộ, giống thả nuôi là gà ri lai  (75%) 1 ngày tuổi, bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng.

Gà nuôi trong mô hình phát triển tốt.

Gà nuôi trong mô hình phát triển tốt.

Quá trình nuôi tuân thủ các quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt… từ cách chọn giống, chăm sóc, tiêm phòng qua từng giai đoạn. Bà con được hướng dẫn sử dụng chế phẩm vi sinh Balasa N01 để làm đệm lót sinh học nên mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt, không ô nhiễm. Gà nuôi phát triển tốt, sức đề kháng cao, ít bị bệnh, chi phí đầu tư giảm rất nhiều so với phương pháp nuôi truyền thống.

Đến nay, sau hơn 3 tháng thả nuôi, gà đạt trọng lượng trung bình 1,7 kg/con và có thể xuất bán. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá gà giảm, chỉ còn 55.000 - 60.000 đồng/ kg, dự ước sau khi trừ tất cả các chi phí, lãi hơn 9.000 đồng/con. Các nông hộ thực hiện mô hình cho biết, nếu giá gà được như thời gian không xảy ra dịch bênh, dao động từ 70.000 - 80.000 đồng/ kg thì số lãi từ mỗi con sẽ đạt gấp đôi…

Theo ông Mai Ngọc Thuận - Trưởng phòng Chuyển giao kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình, với những hiệu quả bước đầu mang lại, đơn vị này đã đề nghị Sở Nông nghiệp - PTNT tiếp tục hỗ trợ và nhân rộng mô hình...

Xem thêm
Xuất hiện ổ dịch chó dại mới ở Long Thành

ĐỒNG NAI Tại huyện Long Thành (Đồng Nai) vừa xuất hiện thêm một ổ dịch chó dại mới.

Từ cánh đồng truyền thống đến vùng lúa phát thải thấp

ĐBSCL An Giang và Đồng Tháp đang tạo dấu ấn trong hành trình chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững vùng ĐBSCL.

Long An: Tín hiệu tích cực từ phát triển chuyên canh lúa chất lượng cao

Long An Long An đạt được kết quả khả quan với năng suất lúa tăng, chi phí sản xuất thấp khi triển khai thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Quảng Ngãi bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững

Quảng Ngãi xác định phát triển nghề cá theo hướng giảm các ngành nghề tận diệt, tăng nghề thân thiện với môi trường để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp Việc chuyển giao và tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Vương quốc Thái Lan về Việt Nam là dấu mốc quan trọng nhằm bảo tồn sếu đầu đỏ.