Tiến sĩ Trịnh Quang Đại, Giám đốc điều hành Nhà máy vaccine Công ty CP Thuốc thú y Trung Ương 5 giới thiệu công nghệ sản xuất vacxin cúm gia cầm thế hệ mới.
Lựa chọn chủng gốc phù hợp để sản xuất vacxin theo điều kiện thực địa
Tiến sĩ Trịnh Quang Đại, Giám đốc điều hành Nhà máy vaccine Công ty CP Thuốc thú y Trung Ương 5 giới thiệu công nghệ sản xuất vacxin cúm gia cầm thế hệ mới tại Việt Nam.
TS Trịnh Quang Đại, Giám đốc điều hành Nhà máy vaccine Công ty CP Thuốc thú y Trung Ương 5 (Fivevet) cho biết, cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, có thể xuất hiện trên chim hoang dã và gia cầm nuôi, các loài động vật có vú, cũng như con người.
Virus cúm gia cầm cũng đã gây ra nhiều đại dịch trên người. Vào đợt cao điểm, hồi cuối 2003, xảy ra trên 57 tỉnh, thành phố, khiến gần 44 triệu gia cầm bị tiêu hủy, khiến 3 người tử vong. Từ khoảng năm 2010, Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng vẫn thỉnh thoảng xảy ra lẻ tẻ. Năm 2024, Việt Nam đã tiêu hủy gần 100.000 gia cầm trên 13 đơn vị cấp huyện và 9 tỉnh.
Hiện có 3 chủng chính độc lực cao gây bệnh, gồm A/H5N1, A/H5N6 và A/H5N8. Ngoài ra còn 1 chủng độc lực thấp là A/H9N2.
“Với hơn 500 triệu gia cầm trên cả nước, công nghệ tạo chủng vacxin cúm gia cầm và ứng dụng trong sản xuất vacxin cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) và độc lực thấp (LPAI) tại Fivevet”, ông Đại nói.
Dựa trên tiêu chí an toàn, hiệu quả, Fivevet đã ứng dụng tạo chủng gốc virus cúm gia cầm. Trong đó, có việc tạo nguyên bản virus cúm A/H5N1 với bộ gen đặc trưng, với gen H5 đã được đột biến để virus mất đi độc lực cao nhưng giữ nguyên được đặc tính kháng nguyên của H5.
Theo ông Đại, vacxin do công ty chế tạo có kháng thể đạt 100%. Công cường độc sử dụng chủng A/H5N1 có tỷ lệ bảo hộ đạt 90%. Đặc biệt, vacxin cúm gia cầm đơn giá/đa giá sử dụng chủng A/H5N1rg cho kết quả An toàn và hiệu lực cao, đặc hiệu trên gia cầm được tiêm vacxin.
Việc chủ động được công nghệ tạo, lựa chọn chủng giống gốc phù hợp cho việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất vacxin đối với bệnh cúm gia cầm (HPAI, LPAI) là cơ sở để tạo ra các loại vacxin công nghệ cao, phù hợp với các chủng lưu hành tại thực địa, góp phần vào công tác phòng, chống dịch CGC tại Việt Nam.