Bỏ công vun trồng suốt hơn 1 năm, gần đến lúc thu hoạch thì nước lũ về khiến hàng trăm ha phật thủ của người dân trở nên hoang tàn, xác xơ.
Nỗi buồn của ông Vui
Bỏ công vun trồng suốt hơn 1 năm, gần đến lúc thu hoạch thì nước lũ về khiến hàng trăm ha phật thủ của người dân trở nên hoang tàn, xác xơ.
Lời dẫn
A Chiến: Theo anh cây này có phục hồi được không?
A Vui : Mấy cây này nếu mà có phục hồi thì may ra được 10%
A Chiến: Theo em thì không thể phục hồi được. Giờ tiền đâu mà cho con ăn học, tiền đâu mà trả ngân hàng.
Lá cây héo rũ…
Quả mục nát, thối rữa…
Chỉ cần chạm nhẹ là rụng tả tơi.
Nếu như trước đây, phật thủ là kế sinh nhai của hầu hết người dân xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội thì giờ đây, kế sinh nhai tưởng như bền vững ấy… đã bị dòng nước lũ cuốn trôi.
Phong vấn
Anh VƯƠNG CHÍ VUI
Xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội
’Dù đã được thông báo cơn bão số 3, gia đình cũng đã gia cố nhưng không ăn thua, nước dâng lên nhanh quá. Mọi người vẫn bảo nhau chưa năm nào phật thủ ra hoa đẹp như năm nay, nhưng như này mất trắng hết rồi’
Gần 20 năm gắn bó với nghề trồng phật thủ ven sông Hồng nhưng chưa năm nào gia đình anh Vui phải chưng kiến cảnh tượng xót xa như thế này.
Gia đình anh đã đầu tư tất cả vốn liếng vào 3 mẫu phật thủ, ước tính cuối năm cho thu về gần 1 tỉ đồng.
Nhưng tất cả đã mất trắng khi cơn bão số 3 đổ bộ cùng với lũ sông Hồng lại bất ngờ ập đến.
Phong vấn
Anh VƯƠNG CHÍ VUI
Xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội
Không ai ăn ngủ được, buồn bã, chúng tôi ở gần thành phố thì mất của. Mất 600 triệu đồng, mà tổng thu nhập ước tính 1 tỉ đổng. Tên là Vui là bố mẹ đặt cho, nhưng giờ mất hết rồi vui thế nào được.
Dù nước đã rút được hơn 1 tuần, thế nhưng tại khu vườn của anh, bùn đất vẫn ngập đến đầu gối.
Theo người dân, toàn bộ diện tích trồng phật thủ gần như không thể phục hồi. Nếu có thể thì số tiền đầu tư cũng rất lớn vượt khả năng của họ. Trong khi năng suất chất lương cây không được đảm bảo.
Phỏng vấn
Anh NGUYỄN BÁ CHIẾN
Xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội
Chắc chắn là cái vườn này chỉ có tái đầu tư làm lại. Những người có đất tạo điều kiện cho chúng tôi ví dụ là tiền thuê đất nên lui lại 1 thời gian để chúng tôi có kinh phí đầu tư.
Chưa bao giờ, người nông dân tại đây lại như ngồi trên đống lửa, giải bài toán hóc búa về cơm áo gạo tiền và trả nợ khoản vay lớn cho ngân hàng như thời điểm này.
Gia đình nhà chị Thúy có gần 2ha trồng phật thủ. Theo chị Thúy cây phật thủ rất "khó tính", người trồng phải mất nhiều công sức chăm sóc, cả ngày quần quật bên cây phật thủ, giờ mất trắng khoảng 2 tỷ đồng
Phỏng vấn
Chị NGUYỄN THỊ THÚY
Xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội
Nói chung mình vẫn nghĩ là có người còn mất của mất người, đây mình vẫn còn người. còn chưa biết từ giờ đến cuốn năm làm gì để ăn. Chán lắm.
Theo thống kê của UBND xã Đắc Sở, tổng diện tích trồng phật thủ của xã này khoảng 500ha, và có đến 70% diện tích bị mất trắng tương đương 350ha của hơn 250 hộ dân do ngập lụt, ước tính thiệt hại gần 300 tỷ đồng. Phần lớn số tiền đầu tư này thuộc diện vay vốn.
Nước lũ đã rút nhưng những gì còn xót lại là những bước chân năng trĩu. Điều mong mỏi lớn nhất của người dân lúc này là được các ngân hàng có chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để bà con có cơ hội để phục hồi sản xuất, hồi sinh màu xanh vùng phật thủ năm nào.