Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị tiếp tục triển khai, thực hiện mô hình 'Nuôi bò thịt thâm canh hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm' với quy mô 10 con/điểm.
Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị tiếp tục triển khai, thực hiện mô hình ‘Nuôi bò thịt thâm canh hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm’ với quy mô 10 con/điểm.
Kế thừa nguồn giống của Chương trình Cải tạo đàn bò chuyên thịt đã triển khai các năm trước. Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị tiếp tục triển khai, thực hiện mô hình ‘Nuôi bò thịt thâm canh hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm’’ tại xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong và xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, với quy mô 10 con/điểm. Bò đưa vào nuôi từ 10 đến 12 tháng tuổi, trọng lượng trung bình 230 kg/con, hiện sau 10 tháng nuôi trọng lượng trung bình mỗi con đạt khoảng 477 kg. Với giá bán 80.000đ/1kg hơi, ước tính doanh thu của mỗi mô hình khoảng 410 triệu đồng đem lại lợi nhuận gần 100 triệu đồng/mô hình. Có thể thấy, nuôi bò lai 3B lợi nhuận cao hơn gấp 1,5 - 2 lần so với nuôi bò lai Zebu, đây là nguồn thu nhập đáng kể cho lao động nông thôn.
p/v anh Trần Kim Quang, thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng
Trước đây gia đình mình có nuôi các dòng như Bredman, hay bò Lào nhập về nhưng đều thấy hiệu quả không cao. Đến khi tìm hiểu dòng 3B ni và được sự hỗ trợ từ bên khuyến nông, mình thấy nuôi cũng đạt, tốc độ tăng trưởng tốt, còn thân hình dàng giá bên ngoài thì quá đẹp rồi, nuôi bò thịt 3B ni thì quá chuẩn. Hiện thì mình có 2 thị trường, một thì trường ở Hà Nội và 1 thị trưởng ở QUảng Nam đạt hàng để tết tiêu thụ. Có cái là nó tạp ăn, cỏ gì cũng ăn, khác với các dòng bò kia cỏ đồ là chọn lựa, dòng ni tạp ăn. Mức giá thì tùy thời điểm nhưng Hà Nội mua cao hơn thị trường 1 giá để sau ni tọa ra chuỗi liên kết làm ăn lâu dài. Dự kiến sang năm thì mở rộng thêm chút, tăng số lượng.
P/v Lương Trung Quốc – Phó chủ tịch UBND xã Hải Phú, huyện Hải Lăng
Từ khi nghị quyết 62 ra đời thì xã đã chọn một số cây con chủ lực, sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông. Nhất là đây dó đàn bò chuyên thịt 3b, thì thấy có hiệu quả tốt, cùng với đó từ khi có hiệu quả rồi thì xã cũng có suy nghỉ tuyên truyền để mở rộng nâng cao chất lượng con bò lên. Định hương thời gian tới xã cũng sẽ tuyên truyền đến các hội đoàn thể, bà con trong nhân dân. Qua mô hình này cho họ đi tham quan, nhìn thấy, biết rõ tính hiệu quả khi đầu tư và liên kết, hộ đang liên kết với thuwowgn lái bên ngoài để bao tiêu sản phẩm, từ con giống đến tiêu thụ. Tuyên truyền cho người dân biết cách làm cách nuôi để bòa con biết lợi nhuận mô hình sau khi đầu tư để các nhóm hộ khác nuôi nhiều hơn đi vào thị trường tiêu thụ rộng lớn lên.
Triển khai thành công mô hình đã mở ra hướng đi mới về chăn nuôi bò tập trung theo quy mô trang trại vừa và nhỏ, sử dụng nguyên liệu, phụ phế phẩm dồi dào sẵn có tại địa phương chế biến thành thức ăn giàu dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh môi trường theo hướng bền vững. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về con giống, thức ăn và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Sử dụng nguồn giống tại địa phương là yếu tố then chốt để hạn chế lây lan dịch bệnh, thời gian nuôi thích nghi, giá bò giống thấp. Việc thiết lập được các mối liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định giúp người chăn nuôi không phải lo lắng về việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ hoặc rủi ro do giá cả biến động.
P/v Nguyễn Phú Quốc – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
Đây là một loại hình nuôi có liên kết, giải quyết được đầu ra cho hiệu quả kinh tế và cho nhiều bà con nông dân có thể tạo thành một nghề mới trong nuôi bò thịt thâm canh sau này. Đinh hướng thì Sở Nông nghiệp và PTNT sđã tham mưu UBND tỉnh ban hành nghị quyết 162 và nghị quyết 62 sửa đổi một số điều trong nghị quyết 162 của Hội đồng nhân dân tỉnh trong đó có mô hình nuôi bò thịt thâm canh này. Đó là cũng định hướng để sau này chuyển đổi dần phương pháp cải tạo đàn bò, chuyển dần qua phương thức nuôi nhốt nuôi thâm canh gắn với liêu kết tiêu thụ sản phẩm. Và tiến tới Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục tham mưu để phát triển, các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ con giống, hỗ trợ các loại hình trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn thô xanh trong chăn nuôi bò thâm canh. Và sẽ có các chính sách để phát triển loại hình nuôi bò thâm canh này cũng như chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật hơn nữa. Tìm kiếm các liên kết đến các công ty, các lò mỗ, các đơn vị tiêu thụ sản phẩm bò thịt này ở trong tỉnh và các ngoại tỉnh để có hướng đầu ra cho bà con khi phát triển loại hình này.
Mô hình phù hợp với định hướng chủ trương của ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là những đối tượng vật nuôi chủ lực để tăng lợi thế cạnh tranh. Đây là mô hình hướng đến chuyển đổi cây trồng, con nuôi, xây dựng chuỗi giá trị giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, cải thiện mức sống và điều kiện sinh hoạt. Phát triển kinh tế - xã hội địa phương và góp phần nâng cao thu nhập, đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.