Người dân Phú Ninh đã tận dụng nhánh sông Kiến Giang (Quảng Bình) để phát triển nghề nuôi cá chình cho thu nhập cao…
Nuôi cá chình trên sông ở Phú Ninh
Đoạn sông Kiến Giang trước thôn Phú Ninh có cồn nổi lớn chia đoạn sông thành 2 nhánh. Nhánh chính chảy xiết phía bên kia bãi cồn, nhánh phụ nhỏ hơn nằm về phía làng. Cùng với nhiều gia đình khác, 4 năm nay, hộ ông Phạm Văn Hán đã đầu tư làm 2 lồng bè để nuôi cá chình. Thức ăn cho cá chủ yếu là cá nục suông biển được mua về băm nhỏ. Mỗi lồng phao thả nuôi khoảng 100 cá thương phẩm. Sau 2-3 năm có thể thu hoạch.
Phỏng vấn ông Phạm Văn Hán, người nuôi cá chình ở Duy Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình
Từ vài hộ nuôi ban đầu, đến nay, thôn Phú Ninh đã có hàng chục hộ nuôi trồng thủy sản với các loại cá chẻm, cua…Trong đó có 6 hộ phát triển nghề nuôi cá chình. Vì nuôi cá chình có định mức đầu tư cao, thời gian kéo dài từ 2-3 năm nên bà con cũng thận trọng trong đầu tư phát triển, mở rộng mô hình. Sau 2 năm, cá chình đạt trọng lượng khoảng 2,5 - 5kg. Giá bán thương phẩm khoảng 800 ngàn đồng mỗi ký, trừ chi phí, người nuôi có lãi hơn 1 triệu đồng mỗi con.
Phỏng vấn ông Phạm Minh Đậu, Chi hội trưởng Chi hội Nuôi trồng thủy sản thôn Phú Ninh
Xã Duy Ninh là vùng đất thuần nông nên việc phát triển kinh tế đang gặp khó khăn. Tận dụng lợi thế ven sông nên chính quyền địa phương cũng đã có chính sách hỗ trợ, vận động bà con mở rộng các ngề nuôi trồng thủy sản mang lại lợi nhuận cao. Qua đó, gể góp phẩn ổn định và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Phỏng vấn ông Lê Văn Đặng, Chủ tịch UBND xã Duy Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình
Hiện, mô hình nuôi cá chình trên sông của bà con đang mang tính tự phát nên bà con mong muốn được sự hỗ trợ về vật tư, kỹ thuật của cơ quan chuyên môn của ngành nông nghiệp. Qua đó, để bà con có thêm điều kiện thuận lợi phát triển mô hình nuôi cá chình đặc sản có giá trị kinh tế cao này.