Nuôi tôm bằng công nghệ trên cát đã cho kết quả cao, tạo một hướng mở để phát triển nuôi trồng trên vùng cát ven biển Quảng Bình…
Nuôi tôm công nghệ trên vùng cát ven biển cho năng suất cao
Nuôi tôm bằng công nghệ trên cát đã cho kết quả cao, tạo một hướng mở để phát triển nuôi trồng trên vùng cát ven biển Quảng Bình…
Quảng Bình cũng như các địa phương ven biển ở miền Trung có chung lợi thế về phát triển nuôi tôm nước lợ trên vùng cát ven biển. Được sự hỗ trợ cua Trung tâm Khuyên nông Quốc gia, một số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát áp dụng công nghệ cao đã cho nắng suất đạt 40 tấn/ha và mở ra hướng đi mới trong nuôi tôm trên vùng cát.
Tuy nhiên, trên các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ở cát ven biển của các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy …đã xảy ra tình trạng bỏ hồ, không đầu tư nuôi mới do tỷ lệ thành công trong nuôi tôm đạt thấp. Thậm chí người nuôi tôm đã phải chịu cảnh càng nuôi càng lỗ nặng vì nuôi tôm theo cách truyền thống.
Vì vậy, việc đưa công nghệ mới vào quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát cho phép nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung ngày càng giảm được rủi ro, giảm ô nhiễm môi trường, tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận...
Trong 3 năm qua, trang trại nuôi tôm của anh Trần Anh Đức (tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình), đã đưa công nghệ mới vào quy trình thâm canh và có hiệu quả kinh tế lớn..
Trang trại tôm của anh Đức gồm có hệ thống 7 hồ nuôi (mỗi hồ có diện tích từ 2.500m2 đến 3.500m2). Trước đây, cũng như nhiều người nuôi tôm khác, anh Đức cũng lo lắng khi nhìn hồ tôm như kiểu “đánh bạc với trời”. Cứ phập phù theo kiểu vụ được, vụ mất nên tâm lý người nuôi lúc nào cũng nơm nớp lo âu. Vì vậy, khi thả giống cũng cầm chừng chứ không đưa vào sản xuất hết diện tích hồ nuôi.
Phỏng vấn anh Trần Anh Đức, hộ nuôi tôm tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình:
Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ công nghệ. Trung tâm đã phối hợp với Công ty Grobest Việt Nam triển khai, lựa chọn các giải pháp công nghệ tốt nhất chuyển giao cho các hộ nuôi tôm tại các tỉnh ven biển trên cả nước.
Theo đó, đưa công nghệ vào nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát ven biển là cơ hội để giúp người nuôi tôm nâng cao nhận thức, kiến thức, cập nhật thường xuyên thông tin mới về tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất giống và nuôi tôm nước lợ.
Phỏng vấn ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia:
Ngành nông nghiệp hướng dẫn cơ sở nuôi tôm áp dụng quy trình sản xuất hiệu quả như quy trình nuôi tôm hạn chế hóa chất, quy trình nuôi 2 - 3 giai đoạn, thả giống cỡ lớn, nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, khuyến khích phát triển sản xuất theo hướng liên kết chuỗi nhằm giảm khâu trung gian, giảm giá thành sản xuất, có truy xuất nguồn gốc..