Bài trình bày của TS Trần Thị Mỹ Hạnh, Viện Cây ăn quả Miền Nam sẽ giúp bà con hiểu và quản lý tổng hợp một số dịch hại phổ biến trên cây dừa.
Quản lý tổng hợp một số dịch hại phổ biến trên cây dừa
TS Trần Thị Mỹ Hạnh, Trưởng Bộ môn BVTV, Viện Cây ăn quả Miền Nam thông tin, có 8 loài sâu bệnh hại phổ biến trên cây dừa gồm: sâu đầu đen, bọ cánh cứng, kiến vương 1 sừng, đuông dừa, bọ vòi voi, sâu nái, bọ xít quả và nhện.
Ngoài ra còn 4 bệnh hại phổ biến trên cây dừa, là bệnh đốm xám lá, bệnh thối nõn, bệnh nứt thân, bệnh đốm nâu, bệnh thối rễ, bệnh thối ngọn và nứt, rụng quả.
Tại diễn đàn, bà Hạnh đã trình bày một số đặc điểm gây hại chính, trong đó nhấn mạnh rằng, sâu đầu đen thường gây hại nặng từ tháng 11. Việc thiếu giám sát và phòng trừ kịp thời, cũng như thiếu thiên địch ngoài tự nhiên khiến sâu đầu đen có thể bộc phát thành dịch.
Bên cạnh một số biện pháp kỹ thuật như vệ sinh vườn thường xuyên, trồng xen... bà Hạnh khuyến nghị giải pháp về giống có tính chống chịu. Nếu mật độ sâu hại lớn, người dân có thể tiến hành đặt bẫy đèn, hoặc phun một số chế phẩm sinh học.
“Nhân nuôi và phóng thích bọ rùa, bọ cánh lưới, bọ đuôi kìm, kiến vàng có tác dụng tốt trong việc bảo vệ dừa”, bà Hạnh nói và gợi ý mật độ có thể là 4.000 con/ha. 4 lưu ý của đại diện Viện Cây ăn quả Miền Nam, đó là: Lựa chọn thuốc sinh học, ít độc, đặc trị đối với sâu đầu đen; Chọn dạng thuốc và cách sử dụng thích hợp để đạt hiệu quả cao, giảm tối thiểu ô nhiễm môi trường; Chọn giai đoạn dịch hại mẫn cảm với thuốc nhiều nhất để giảm bớt lượng thuốc và số lần phun ít nhất; Bảo đảm thời gian cách ly an toàn, dư lượng thấp nhất.