Sau hơn 1 năm triển khai thu thập dữ liệu từ 4 mô hình tại tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Lâm Đồng, nhóm hợp tác thích ứng EUDR đã xây dựng thành công hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cà phê từ vườn cây đến các đại lý thu mua địa phương.
Ra mắt hệ thống cơ sở dữ liệu thích ứng EUDR
Sau hơn 1 năm triển khai thu thập dữ liệu từ 4 mô hình tại tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Lâm Đồng, nhóm hợp tác thích ứng EUDRđã thành công xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc gốc sản phẩm cà phê từ vườn cây đến các đại lý thu mua địa phương
Dù châu Âu đã hoãn thời hạn thực thi Quy định của châu Âu về chống phá rừng (EUDR), Việt Nam vẫn vững vàng trên lộ trình thích ứng với luật, cho rằng điều này là tất yếu đối với sản xuất nông nghiệp bền vững. Tại Lễ chuyển giao Kết quả thí điểm Hệ thống Cơ sở dữ liệu Rừng và Vùng trồng cà phê tuân thủ EUDR ngày 17/11, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là nước đi đầu trong việc đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu châu Âu.
Phỏng vấn: Bà TRẦN QUỲNH CHI - Giám đốc ngành hàng Dầu cọ và Cà phê, IDH
Sau hơn 1 năm triển khai thu thập dữ liệu từ 4 mô hình tại tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Lâm Đồng, nhóm hợp tác thích ứng EUDR - gồm IDH, JDE Peet’s và các doanh nghiệp cà phê trong nước và quốc tế - đã thành công xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc gốc sản phẩm cà phê từ vườn cây đến các đại lý thu mua địa phương.
Trong đó, huyện Di Linh là địa phương sản xuất cà phê lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với hơn 45 nghìn ha, sản lượng hàng năm đạt trên 150 ngàn tấn.
Phỏng vấn: Ông TRẦN NHẬT THI - Phó chủ tịch UBND huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
Theo ông Trần Nhật Thi, huyện Di Linh đã phối hợp tổ chức thu thập và cập nhật định kỳ dữ liệu vùng trồng cà phê. Toàn bộ dữ liệu sau đó được tích hợp vào hệ thống và điều chỉnh để tương thích với các loại bản đồ của Nhà nước.
Nhìn xa hơn, đại diện huyện Di Linh và một số doanh nghiệp địa phương đề xuất Bộ NN-PTNT có cơ chế hợp tác cởi mở, tránh việc chồng chéo dữ liệu về sử dụng đất. Đặc biệt, các địa phương cần rà soát, công bố ranh giới giữa rừng và cà phê để đảm bảo hoạt động sản xuất không gây phá rừng.
Về điều này, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) cho biết, giai đoạn mở rộng từ tháng 1/2025 sẽ tập trung vào thí điểm và nhân rộng hệ thống truy xuất nguồn gốc cà phê từ nông hộ đến cấp huyện, tỉnh, đồng thời nâng cấp hạ tầng, tích hợp thông tin vùng trồng và kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia của ngành trồng trọt do Bộ NN-PTNT quản lý và vận hành.
Phỏng vấn: Ông NGUYỄN ĐỖ ANH TUẤN - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT)
Việc phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu này là một bước đi quan trọng trong quá trình mở rộng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang châu Âu. Bộ công cụ mới do khối tư nhân cung cấp là một giải pháp hiệu quả, toàn diện nhằm hỗ trợ tính minh bạch, sự tham gia của các nông hộ nhỏ và khả năng đáp ứng yêu cầu với chi phí thấp. Các hoạt động này sẽ được tiếp tục thực hiện thông qua hợp tác giữa chính quyền các cấp, doanh nghiệp, nông hộ và các tổ chức quốc tế.