Xử lý rơm rạ bằng bằng các chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa giúp bảo vệ đất, cây lúa phát triển tốt và bảo vệ môi trường.
Sử dụng vi sinh trong sản xuất lúa giúp bảo vệ môi trường
Hiện nay sau mỗi vụ thu hoạch lúa bà con thường để lại số lượng rơm rạ rất lớn hoặc vứt đi, thậm chí có những nơi còn đốt rơm rạ rây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Theo các chuyên gia nông nghiệp, rơm chứa hầu hết là chất hữu cơ, nếu vùi vào đất sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên, do việc tăng vụ, gối vụ nên không đủ thời gian để rơm phân hủy, nhiều nông dân đã chọn cách đốt rơm rạ để lấy tro bón ruộng, việc đốt rơm rạ sau thu hoạch đã và đang để lại một hệ lụy không nhỏ cho môi trường và cuộc sống của những người nông dân.
Phát biểu PGS.TS NGUYỄN KHỞI NGHĨA - Phó trưởng Bộ môn Khoa học Đất, Trường Nông nghiệp, Đại Học Cần Thơ: “Việc đốt rơm rạ chúng ta thấy là khi mà chúng ta đốt nó ảnh hưởng đến môi trường đất, nó sẽ giết chết mầm bệnh hay côn trùng rây hại nó lưu tồn trong ruộng lúa chúng ta ở vụ trước, tuy nhiên nó sẽ giết luôn những nhóm sinh vật và thiên địch có lợi cho lúa”.
Thay vì sử dụng phân hóa học sẽ làm cho cấu tạo đất bị thay đổi, nhanh chóng mất dần độ phì nhiêu và bị chai sạn, gây ô nhiễm môi trường, thì nhà nông có thể tận dụng để làm phân bón từ rơm, rạ, giúp cho đất trồng thêm phì nhiêu và môi trường an toàn, nâng cao giá trị kinh tế, xã hội. Các phương pháp xử lý rơm rạ hiện đang được nhiều nhà nông quan tâm đó là xử lý rơm rạ bằng bằng các chế phẩm sinh học, tùy thuộc vào điều kiện đồng ruộng thực tế mà nhà nông áp dụng phương phát cho phù hợp.
Phát biểu Anh NGUYỄN MINH TUẤN - Xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp: “Vi sinh giúp phân hủy rơm rạ nó tiết ra, giúp rễ cây lúa phát triển tốt, ngoài ra vi sinh giúp cây phát triển khỏe…”
Phát biểu BÀ BÙI THỊ HỒNG HÀ – Trưởng phòng vi sinh nông nghiệp, Trung tâm nông nghiệp hữu cơ (Học viện Nông nghiệp Việt Nam): Trung tâm nông nghiệp hữu cơ với những nghiên cứu chọn lọc để đưa ra những giải pháp tiên tiến hơn, tốt hơn, phù hợp hơn thì chúng tôi cũng đã xử lý vấn đề lớn nhất đó là xử lý nhanh, không cần thời gian nghỉ gối vụ thì nó khác biệt và chưa có dòng vi sinh vật nào trên thị trường có thể đáp ứng được.”
Thực tế cho thấy, nhờ áp dụng các giải pháp kỹ thuật được ngành Nông nghiệp khuyến cáo như “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, công nghệ sinh thái hay sử dụng rơm rạ làm phân bón hữu cơ… nông dân đã giảm mạnh chi phí tiền phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhằm tiết giảm được chi phí, góp phần tăng lợi nhuận ở cuối vụ. Đồng thời ứng dụng những giải pháp này vừa bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và thích ứng trong điều kiện giá vật tư nông nghiệp đầu vào đang tăng cao như hiện nay.Như vậy có thể thấy rằng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch là mô hình đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả bền vững lâu dài, là cơ sở để khẳng định và tuyên truyền đến nông dân học hỏi và ứng dụng vào sản xuất lúa hiện nay.