Mù Cang Chải đang trở mình mạnh mẽ, trở thành điểm sáng nơi núi rừng Tây Bắc trong công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng đặc biệt khó khăn. Mời quý vị khán giả theo dõi buổi tọa đàm của Báo Nông nghiệp Việt Nam với các vị khách mời để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Thoát nghèo nhờ chuyển đổi tư duy, mô hình sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, chính quyền và người dân nơi đây đang nỗ lực thực hiện mục tiêu đến năm 2025 xây dựng huyện Mù Cang Chảitrở thành huyện du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch. Huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho lĩnh vực du lịch; đồng thời chú trọng phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch một cách bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, sẽ tạo ra sinh kế ổn định, tạo việc làm, góp phần thoát nghèo nhanh và bền vững.
Du lịch đồi mầm xôi
Mục tiêu của huyện Mù Cang Chải là đến năm 2025 trở thành huyện du lịch, Mù Cang Chải cơ bản không còn là huyện nghèo. Đến năm 2030, thoát nghèo. Thời gian để thực hiện mục tiêu không còn nhiều, chính vì vậy, nếu không có những giải pháp bài bản, quyết liệt với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị thì mục tiêu này rất khó thực hiện.
Qua cuộc trao đổi vừa rồi với 2 vị khách mời, quý vị và các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về mảnh đất và con người mù Cang Chải cũng như việc lấy ngành công nghiệp “không khói” làm mục tiêu để giảm nghèo ở địa phương này.
Chúng tôi mong muốn, những giải pháp và cách làm của chính quyền các cấp ở Mù Cang Chải nói riêng và của tỉnh Yên Bái nói chung sẽ đạt được hiệu quả như mong đợi. Biến Mù Cang Chải trở thành điểm đáng đến nhất khu vực và mang lại cuộc sống no ấm cho người dân.