Các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Hải sản đã nghiên cứu thành công quy trình công nghệ tạo nguồn giống rong sụn từ nuôi cấy mô tế bào, phục vụ sản xuất đại trà.
Làm chủ nguồn giống rong sụn bằng công nghệ nuôi cấy mô
Rong sụn capitalaly là một trong những cây có giá trị thương mại cao, được nhập từ Philippines về Việt Nam từ đầu thập nhiên 90 của thể kỷ XX để nuôi trồng. Qua đó, đã tạo giá trị thương mại rất lớn và tạo nên sinh kế bền vững cho bà con nông dân trong hơn 20 năm qua ở các vùng ven biển miền Trung.
Tuy nhiên, trong quá trình nuôi trồng, cây rong sụn không có khả năng sinh sản hữu tính ở vùng biển Việt Nam, rong thường được bà con nông dân dùng phương pháp sinh dưỡng để lưu giữ và làm cái giống cho sản xuất mùa vụ sau.
Chính vì vậy mà qua thời gian dài, cây rong sụn bị suy thoái về mặt chất lượng dẫn đến hiệu suất về tốc độ sinh trưởng cũng như hàm lượng, chất lượng cardavin trong cây sụn bị suy giảm. Trước thực trạng này, Bộ NN-PTNT đã giao cho Viện Nghiên cứu Hải sản tiến hành các nhiệm vụ nghiên cứu và đã tạo được cây rong sụn cượng cao thông qua quá trình nuôi cấy mô sẹo.
Thông qua quá trình nuôi cấy mô sẹo, Viện Nghiên cứu Hải sản đã phục tráng được nguồn gen cây rong sụn, tạo ra được cây mầm có giá trị cao thông qua quá trình phát sinh phôi bào. Cây được tạo ra giống như một nguồn gen mới, tạo ra năng suất mới, có khả năng kháng bệnh rất tốt và cho tốc độ dinh dưỡng cao hơn so với cây giống ngoài tự nhiên.
Từ cây bố, mẹ chất lượng cao, thông qua quá trình phân nhánh dinh dưỡng, các nhà khoa học chỉ mất khoảng 3 đến 4 tháng, thậm chí là nhanh hơn để tạo ra được nguồn cây giống rong sụn chất lượng cao, phục vụ bà con trong quá trình sản xuất đại trà tại các cái tỉnh ven biển.