Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết, khu vực Đồng bằng sông Hồng, khâu làm đất có tỷ lệ cơ giới hoá trên 99%, tưới nước, thu hoạch có tỷ lệ lần lượt là 93% và 87%. Tuy nhiên, khâu gieo trồng và bón phân chỉ có tỷ lệ trên 17% và 25%.
Tỷ lệ cơ giới hóa khâu gieo trồng lúa tại ĐBSH mới đạt 17%
Là một tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng có nhiều tiềm năng lợi thế trong phát triển cánh đồng mẫu theo hướng liền bờ, liền thửa, cùng trà, cùng giống và liên kết tiêu thụ sản phẩm, Hà Nam coi cơ giới hóa động bộ là chìa khóa để nâng cao giá trị sản xuất lúc trên đồng ruộng.
Ghi nhận tại địa phương, chỉ tính khâu cấy lúa bằng máy, chi phí theo mặt bằng chung duy trì ở mức 300 nghìn đồng/sào đã tính cả tiền giống, trong khi thuê lao động thủ công ở mức bình quân 350 nghìn đồng/ngày công, nơi cao lên đến 400 - 450 nghìn đồng/ngày.
Áp dụng phương pháp này, người dân không mất công làm đất, gieo mạ, nhổ mạ… như cấy thủ công. Hay sử dụng máy bay không người lái phun thuốc BVTV dao động từ 25-28 nghìn đồng/sào cho một lần phun, trong khi chi phí phun thủ công lên tới 35 nghìn đồng/sào.
Ngoài ra, phun thuốc BVTV bằng máy có sự đồng đều, tiết kiệm hơn 10% lượng thuốc và chi phí, hạn chế lượng thuốc BVTV sử dụng trên đồng ruộng góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp an toàn, bền vững.
Khi máy móc được đưa vào giúp hình thành cánh đồng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp. Từ việc giảm chi phí sản xuất khi sử dụng máy móc cơ giới hóa nâng cao lợi nhuận lên 15 - 20% so với làm thủ công trước đây.
PHỎNG VẤN NÔNG DÂN
PHỎNG VẤN PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ
Lợi ích từ hoạt động cơ giới hóa nông nghiệp là rất lớn, tuy nhiên, mức độ cơ giới hoá sản xuất lúa trong các khâu không đồng đều. Trong đó, khâu làm đất có tỷ lệ cơ giới hoá trên 99%, tưới nước, thu hoạch có tỷ lệ lần lượt là 93 và 87%. Tuy nhiên, khâu gieo trồng và bón phân chỉ có tỷ lệ trên 17 và 25%. Nguyên nhân trên khiến tổn thất khâu thu hoạch còn cao, gấp 2 lần so với khuyến cáo của nhà cung cấp máy.
Phỏng vấn cục kinh tế hợp tác
Phỏng vấn trung tâm khuyến nông
Với quan điểm, chú trọng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn, phát huy vai trò của các doanh nghiệp, hợp tác xã làm nòng cốt, liên kết, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Thời gian tới, ngành nông nghiệp định hướng đẩy mạnh cải tạo hệ thống hạ tầng nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các loại máy móc trong nông nghiệp. Cùng với đó, cải thiện thể chế, chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và chế tạo máy nông nghiệp.