Người dân xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ đã thoát nghèo nhờ trồng bưởi Tam Vân. Cây bưởi đã mang đến thu nhập cao, qua đó bộ mặt nông thôn đổi thay từng ngày.
Người dân Vân Hà thu nhập cao nhờ trồng bưởi Tam Vân
Người dân xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ đã thoát nghèo nhờ trồng bưởi Tam Vân. Cây bưởi đã mang đến thu nhập cao, qua đó bộ mặt nông thôn đổi thay từng ngày.
Người dân Vân Hà, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội chiếm đến 80% diện tích bưởi trên toàn huyện. Tại đây đang trồng giống bưởi Tam Vân, sở dĩ có cái tên bưởi Tam Vân là vì giống bưởi này được trồng chủ yếu ở 3 xã Vân Hà, Vân Nam và Vân Phúc.
Đây là giống bưởi bản địa có sức đề kháng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cây cao, quả nhiều vỏ mỏng, vị ngọt thanh và có mùi thơm dịu nhẹ. Dẫn chúng tôi ra thăm vườn bưởi của gia đình ông Cao Văn Ngân vui mừng vì sự đổi thay của quê hương.
Ông CAO VĂN NGÂN thôn Bãi Đồn, xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Mình làm nông mình có đất mình không để đất trống, mình phải nghiên cứu bằng mọi cách, học hỏi khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm từ thực tế và học hỏi bạn bè, những người làm được để mình quyết tâm làm được cây bưởi.Phải có sản phẩm cao có hiệu quả kinh tế, phải nói là phải quyết tâm phải yêu nghề phải gắn bó, nó phải xác định nó là cái nghề gắn bó với mình thì mới hiệu quả được.
Được bạn bè, người quen giới thiệu, năm 2000 ông Ngân cùng một số hộ dân khác bắt đầu trồng cây bưởi với mong muốn có thêm thu nhập.
Đến nay gần 1ha bưởi của gia đình ông đã mang đến thành quả, những quả bưởi to, tròn, đến ngày được thu hoạch khiến vợ chồng ông vui mừng, vì nhờ có bưởi mà cuộc sống của gia đình ông đã được “thay da đổi thịt”. Căn nhà cấp 4 cũ kỹ được thay thế bằng ngôi nhà cao tầng lợp ngói khang trang.
Ông CAO VĂN NGÂN Thôn Bãi Đồn, xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Trung bình thì vẫn 150 quả trên cây, nếu mà tính theo ha thì nhà tôi năm nay vẫn được 500 đến 600 triệuđồng.
Nếu như những năm trước, giá bưởi dao động trong khoảng từ 17.000 đồng đến 20.000 đồng/1 quả. Năm nay giá bưởi là 12.000 đồng đến 15.000 đồng/quả. Mang đến nhập từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng/vụ cho gia đình ông Ngân.
Thời điểm này những trái bưởi đến vụ thu hoạch, ông Ngân thường xuyên xuống vườn để cắt bỏ cành già và sâu bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng của quả.
Để những cây bưởi sai quả như ngày hôm nay, ông Ngân đã tìm ra cách để thụ phấn cho hoa giúp cây bưởi đậu quả nhiều hơn. Đặc biệt ông thường xuyên tham gia những lớp tập huấn về bưởi mà chính quyền địa phương tổ chức.
Ông CAO VĂN NGÂN thôn Bãi Đồn, xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Cái chú trọng nhất là thứ nhất là mình phải bám vào khoa học kỹ thuật kiểu gì cũng phải bán vào khoa học kỹ thuật, cái đó là then chốt, trong đó cái đó thì mình vận dụng vào những cái thực tế để mình có được những cái điều chỉnh chăm sóc đối với đất của mình.Trong lao động thì cũng phải có cái sáng tạo, ví dụ như bây giờ nhân dân chúng tôi thụ phấn phải dùng cây hoa bưởi chua, gia đình tôi, mỗi một vườn cũng phải trồng hai cây bưởi chua để tôi lấy cái hoa đó để thụ phấn.
Từ sự thành công của ông Cao Văn Ngân cùng những người đi trước. Lớp thanh niên ở xã Vân Hà đã học tập làm theo. Gia đình anh Phùng Văn Tuấn, đã trồng hơn 5000 m2 bưởi, với sức trẻ cộng tinh thần ham học hỏi, anh Tuấn đã đường thành công nhờ trồng bưởi Vân Hà.
Anh PHÙNG VĂN TUẤN Thôn Bãi Đồn, xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Hiện tại thì là hai vườn bưởi Tam Vân của gia đình thì cũng đã bán được hàng năm thì các thương lái ở Ba Vì cũng như là ở dưới Bắc Ninh về để đặt mua từ hồi tháng 10.
Chưa dừng ở đó, anh Tuấn cũng đang tham gia vào công tác đoàn thanh niên của xã và thường xuyên động viên đoàn viên, thành niên trong xã tích cực tận dụng lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế.
Đến nay diện tích bưởi trên địa bàn huyện Phúc Thọ là 1298ha. Trong đó, diện tích bưởi Tam Vân là 756ha, tập trung tại các xã Hiệp Thuận, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Liên Hiệp.
Ngoài việc tập trung chuyển đổi diện tích sản xuất trồng trọt kém hiệu quả sang cây bưởi, huyện còn tập trung chú trọng xây dựng nhãn hiệu, nâng cao chất lượng và quảng bá sản phẩm bưởi của huyện. Nhờ đó, các sản phẩm bưởi của huyện Phúc Thọ đã được đưa lên hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản, có tem QR để truy xuất nguồn gốc.
Ông LÊ VĂN THU Phó chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ
Người dân phát triển tốt cây bưởi thì từ đó thì xã cũng sẽ phát triển tốt qua đó thì chúng tôi cũng đánh giá được về cái việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, chất lượng cuộc sống của người dân và cây bưởi và một số các cái sản phẩm nông nghiệp cũng là vấn đề để cho người dân được nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất trong thời gian tới.
Năm 2021, Cục sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Bưởi Tam Vân, xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.
Đến nay nhờ sự hỗ trợ của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hà Nội cùng các nhà khoa học, huyện Phúc Thọ đã tổ chức các cuộc thi về bưởi nhằm tuyên truyền việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất, kết hợp sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao và hướng tới phát triển du lịch đi kèm. Mong rằng với hướng đi đó trong thời gian tới bưởi Vân Hà sẽ được đông đảo người tiêu dùng đón nhận.