| Hotline: 0983.970.780

Chuyện quanh hội thi bưởi của Hà Nội: [Bài 4] Bưởi đặc sản luôn đắt

Thứ Tư 27/12/2023 , 10:27 (GMT+7)

Trong những năm gần đây, giá bưởi giảm nhưng nhiều vườn ở Hà Nội vẫn duy trì tốt sản phẩm của mình, thậm chí thương lái đặt mua hết ngay từ chưa thu hoạch.

114 vùng trồng bưởi

Qua những chuyến đi đến các vùng bưởi đặc sản ở huyện Sóc Sơn, huyện Mê Linh để cùng với các nhà khoa học, cán bộ nông nghiệp chấm vườn dự hội thi bưởi lần thứ hai của Hà Nội, chúng tôi đã được những chủ vườn khẳng định như vậy. Có được những kết quả đó, không thể quên được những đóng thầm lặng của Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội.

Bưởi Thồ - một trong những giống bưởi quý của Hà Nội. Ảnh: Dương Đình Tường.

Bưởi Thồ - một trong những giống bưởi quý của Hà Nội. Ảnh: Dương Đình Tường.

Thực hiện kế hoạch phát triển bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống bưởi đặc sản Hà Nội giai đoạn 2021-2023, đơn vị đã tổ chức đào tạo cho 200 chủ trang trại, nông dân tiêu biểu và tập huấn cho 1.950 nông dân sản xuất bưởi tại các huyện Chương Mỹ, Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai, Hoài Đức, Phú Xuyên, Mê Linh, Thường Tín, Mỹ Đức, Thạch Thất, Sóc Sơn...

Họ được trang bị về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản, thu hoạch, sản xuất bưởi an toàn, vietGAP, hữu cơ và kỹ năng xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. Đến nay 70% nông dân trong vùng trồng bưởi cơ bản đã được tập huấn.

Với mục tiêu để tạo quản lý vùng trồng và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, Trung tâm đã tổ chức hỗ trợ cấp được 3 mã vùng trồng bưởi bằng hệ thống/ tiêu chuẩn OTAS phục vụ nội tiêu và xuất khẩu với quy mô 36,32 ha tại 3 điểm: HTX NN hữu cơ xã Nam Phương Tiến - huyện Chương Mỹ: 1 mã vùng, quy mô 10 ha (9 hộ); HTX NN xã Yên Sở - huyện Hoài Đức: 1 mã vùng, quy mô 13,04 ha (224 hộ); HTX bưởi Quế Dương xã Cát Quế - huyện Hoài Đức: 1 mã vùng, quy mô 13,28 ha (101 hộ). Trên cơ sở đó, Trung tâm đã tuyên truyền, vận động chính quyền địa phương và nông dân vùng trồng bưởi tiếp tục phát triển, hiện đã có 14 vùng trồng được cấp mã số.

Đến nay diện tích bưởi của Hà Nội đã đạt 7.600ha tăng hơn so với năm 2020 là 10,6 %, và rải vụ thu hoạch với 10 loại bưởi như: bưởi Thồ, bưởi Diễn, bưởi chua đầu tôm, bưởi Tam Vân, bưởi đường Cát Quế, bưởi La Tinh, bưởi tháng mười, bưởi đỏ bánh men, bưởi đường Hiệp Thuận... Góp phần hình thành nên 114 vùng trồng bưởi.

Qua quá trình đào tạo, tập huấn, xây dựng quy trình hữu cơ, VietGAP, xây dựng mô hình đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất bưởi như cắt tỉa, tạo tán, thụ phấn bổ sung, sử dụng túi bảo quả, tưới tiết kiệm, bảo quản bưởi đã góp phần nâng cao năng suất bưởi (năm 2023 đạt: 170 tạ/ha tăng 12,9% so với năm 2020 là 150,5 tạ/ha); sản lượng năm 2023 đạt 110.000 tấn, tăng hơn so với năm 2020 (92.950 tấn) là 10,7%. Giá trị sản xuất năm 2023 ước đạt 2.176 tỷ đồng tăng 279 tỷ đồng so với năm 2020 (đạt 1.897 tỷ đồng).

Những múi bưởi thồ Bạch Hạ. Ảnh: Dương Đình Tường.

Những múi bưởi thồ Bạch Hạ. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chào hàng sang các thị trường khó tính

Qua tổ chức sản xuất bưởi hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP đã mở rộng 4 vùng hữu cơ tại Cát Quế, Yên Sở - Hoài Đức; Vân Hà - Phúc Thọ, Nam Phương Tiến - Chương Mỹ và 40% các vùng sản xuất bưởi đạt VietGAP, các vùng còn lại cơ bản đã sản xuất theo hướng an toàn. Giúp nâng cao chất lượng bưởi đạt an toàn thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, đồng thời việc mở rộng 14 mã vùng trồng bưởi đảm bảo các tiêu chí xuất khẩu.

Qua hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm đến nay Hà Nội đã có 14 nhãn hiệu bưởi, 1 chỉ dẫn địa lý và hình thành, phát triển được 7 chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ có hiệu quả như: chuỗi sản xuất và kinh doanh bưởi an toàn Quế Dương tại Cát Quế - Hoài Đức; chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn của HTX nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến; chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn của HTX DV nông nghiệp Yên Sở; chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi xã Vân Hà - huyện Phúc Thọ; chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi đỏ Tráng Việt - huyện Mê Linh; chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi Thượng Mỗ - huyện Đan Phượng; chuỗi sản suất và tiêu thụ bưởi sạch – huyện Sóc Sơn.

Một vườn bưởi Thồ. Ảnh: Tư liệu.

Một vườn bưởi Thồ. Ảnh: Tư liệu.

Đã kết nối tiêu thụ sản phẩm bưởi và đã giới thiệu các doanh nghiệp như: Công ty TNHH trái cây Thùy Anh, Công ty CP Ameii Việt Nam, công ty thực phẩm toàn cầu, Công ty Tập đoàn An Việt..., tiêu thụ 100 vạn quả bưởi/năm  cho vùng trồng bưởi; đặc biệt Công ty OTAP GlobalGAP đã gửi chào hàng 300 quả bưởi ở mã số vùng trồng bưởi Yên Sở - huyện Hoài Đức sang thị trường khó tính Nhật Bản. Bên cạnh đó tổ chức các đoàn doanh nghiệp và người tiêu dùng đến vườn vườn bưởi sản xuất hữu cơ, VietGAP để thăm quan và mua sản phẩm. Từ đó đã góp phần đẩy mạnh hiệu quả kinh tế, phát triển chuỗi bền vững theo hướng nông nghiệp du lịch sinh thái.

Để phát triển bền vững bưởi, Hà Nội định hướng năm 2024 – 2025 giữ ổn định diện tích bưởi xung quanh 7.600ha để nâng cao chất lượng và đa dạng cơ cấu giống bưởi để rải vụ thu hoạch như: bưởi Thồ, bưởi Diễn, bưởi chua đầu tôm, bưởi Tam Vân, bưởi Đường Cát Quế, bưởi La Tinh, bưởi đỏ Tráng Việt, bưởi tháng mười, bưởi đỏ bánh men, bưởi đường Hiệp Thuận để giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm cuối năm.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm và áp dụng các kỹ thuật mới, giải quyết các vướng mắc trong sản xuất, tiến đến hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật cụ thể cho từng giống bưởi; mở rộng diện tích áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), sản xuất an toàn (VietGAP, GAP khác), sản xuất hữu cơ; ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt.

Chấm điểm cho vườn bưởi. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chấm điểm cho vườn bưởi. Ảnh: Dương Đình Tường.

Tăng cường việc ứng dụng các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ bảo quản cận và sau thu hoạch từ các nước có nền sản xuất tiến tiến để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin, giới thiệu sản phẩm bưởi tại các hội chợ, hội thi về sản phẩm nông nghiệp;

Xây dựng và phát triển kênh phân phối chính thức và uy tín như siêu thị; hình thành một số cửa hàng cung ứng sản phẩm theo chuỗi; Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm quả. Khuyến khích các HTX, hiệp hội tham gia các hội chợ, triển lãm hàng nông sản trong nước; tuyên truyền những cơ sở kinh doanh nông sản sạch trên website, các báo, đài;

Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bưởi, từng bước hình thành các tổ hợp sản xuất kinh doanh bưởi có sự tham gia của nông dân và tổ chức xã hội ở địa phương.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Viện Cây ăn quả miền Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tiền Giang Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri) vừa tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Viện 1994 - 2024.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.