| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam coi nông nghiệp Nhật Bản là hình mẫu về khoa học, cách thức và thái độ

Thứ Ba 23/04/2024 , 15:35 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, Việt Nam luôn coi Nhật Bản là một mô hình mẫu mực để học tập về khoa học, về cách thức, và cả thái độ.

Sáng 23/4, Bộ trưởng Lê Minh Hoan có buổi làm việc với ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam. Ảnh: Linh Linh.

Sáng 23/4, Bộ trưởng Lê Minh Hoan có buổi làm việc với ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam. Ảnh: Linh Linh.

Sáng 23/4, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và trao đổi với ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, nhân dịp Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan gợi nhắc về mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định.

Trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, Việt Nam luôn coi Nhật Bản là một mô hình mẫu mực để học tập về khoa học, về cách thức, và cả thái độ. Bộ trưởng chia sẻ về chuyến thăm tới các hợp tác xã của Nhật Bản, thăm tỉnh Oita là nơi bắt đầu phong trào “Nhất thôn - Nhất phẩm” ở Nhật Bản.

“Tôi đứng ở đó và hình dung làng quê này làm thế nào đã có thể phát triển, xây dựng và quảng bá sản phẩm. Từ đó, tôi suy nghĩ làm sao có thể phát triển sâu rộng hơn chương trình OCOP ở Việt Nam”, lãnh đạo Bộ NN-PTNT nói.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng gửi lời cảm ơn tới Đại sứ Nhật Bản trong nhiệm kỳ của mình đã quan tâm, hỗ trợ thúc đẩy nhiều hợp tác quan trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần tích cực trong thực hiện chiến lược mới của ngành nông nghiệp Việt Nam cũng như triển khai các cam kết quốc tế, nhất là cam kết về giảm phát thải khí carbon.

Đại sứ Yamada Takio (ngồi giữa) khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, trong đó có hợp tác nông nghiệp. Ảnh: Linh Linh.

Đại sứ Yamada Takio (ngồi giữa) khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, trong đó có hợp tác nông nghiệp. Ảnh: Linh Linh.

Trong đó, có một có một số nội dung điển hình như thúc đẩy việc triển khai Tầm nhìn Hợp tác trung và dài hạn; ủng hộ mạnh mẽ để thúc đẩy mở cửa các nông sản giữa hai nước.

Thúc đẩy viện trợ ODA ủng hộ ngành nông nghiệp Việt Nam như phái cử chuyên gia tới Bộ làm việc; hỗ trợ các dự án vốn vay, dự án hỗ trợ kĩ thuật, dự án viện trợ không hoàn lại (Dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng, Dự án thủy lợi Bắc Nghệ An, Dự án Trung tâm RETAQ…)

Bên cạnh đó, phía Nhật Bản thời gian qua đã ủng hộ đào tạo nguồn nhân lực ngành nông nghiệp (2 dự án không hoàn lại cấp cơ sở: Dự án cung cấp trang thiết bị đào tạo nuôi trồng thủy sản cho Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế, và Thủy sản Hải Phòng, Dự án Cung cấp Thiết bị đào tạo nghề kỹ thuật chế biến món ăn cho Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình).

Trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, Nhật Bản giúp thúc đẩy tổ chức Hội nghị cấp cao Nhật Bản - ASEAN trong lĩnh vực phòng chống thiên tai;  “Dự án Nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất ở khu vực miền núi phía Bắc”; “Vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện”; phái cử chuyên gia hỗ trợ về phòng chống thiên tai,…

Bộ NN-PTNT đánh giá rất cao sự đồng hành, hỗ trợ và giúp đỡ hiệu quả của Nhật Bản và cá nhân Đại sứ Yamada Takio trong thời gian qua.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT mong muốn Đại sứ Yamada Takio tiếp tục quan tâm và vun đắp, thúc đẩy cho hợp tác hai nước nói chung, nông nghiệp hai nước nói riêng phát triển hơn nữa. Đặc biệt là mô hình trường cấp III nông nghiệp (Nam Định) để mô hình có thể được nhân rộng và truyền lửa cho thế hệ học sinh tiếp theo về tình yêu đối với ngành nông nghiệp.

Ông Yamada đề nghị trong thời gian tới, phía Nhật Bản sẽ nhận được sự hợp tác để triển khai, thúc đẩy giao thương bưởi Việt Nam và nho Nhật Bản một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Ông Yamada đề nghị trong thời gian tới, phía Nhật Bản sẽ nhận được sự hợp tác để triển khai, thúc đẩy giao thương bưởi Việt Nam và nho Nhật Bản một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Về phía Nhật Bản, Đại sứ Yamada Takio đánh giá hai bên đã có hợp tác tích cực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đã xuất khẩu nhãn sang Nhật Bản và ngược lại cho phép quả quýt Unshu của Nhật Bản tiếp cận thị trường Việt Nam.

Hai cơ quan nông nghiệp của hai nước đã trao đổi về xuất, nhập khẩu quả bưởi Việt Nam và quả nho của Nhật Bản. Ông Yamada đề nghị trong thời gian tới, phía Nhật Bản sẽ nhận được sự hợp tác để triển khai, thúc đẩy giao thương hai mặt hàng này một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Đại sứ Nhật Bản cũng đánh giá các hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước với nhiều chương trình như Hội nghị cấp cao Nhật Bản - ASEAN trong lĩnh vực phòng chống thiên tai; Dự án Trung tâm RETAQ; Dự án Bắc Nghệ An… rất hiệu quả và tích cực. Ngoài ra, hai bên đã hợp tác chặt chẽ trong các dự án ODA, giúp đạt được các mục tiêu đề ra.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thay mặt Bộ NN-PTNT trao tặng tặng Kỷ niệm chương 'Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn' cho ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thay mặt Bộ NN-PTNT trao tặng tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” cho ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam.

“Tôi sẽ tiếp tục ủng hệ quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung và lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước nói riêng. Sau nhiệm kỳ của mình, tôi tin tưởng hai nước sẽ duy trì sự quan tâm, chia sẻ, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp”, ông Yamada nói.

Nhân buổi tiếp và trao đổi, Bộ NN-PTNT đã trao tặng tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” cho ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam. Đây là sự ghi nhận những đóng góp của Đại sứ đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ công tác của mình (từ tháng 5/2020 đến nay), Đại sứ Yamada Takio đã có những đóng góp tích cực, quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, trong đó có hợp tác nông nghiệp.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

10ha rừng Tây Côn Lĩnh ở Hà Giang bốc cháy trong đêm

Hà Giang Theo Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang, đêm 26/4, địa phương này ghi nhận có vụ cháy rừng xảy ra tại khu vực rừng Tây Côn Lĩnh, thuộc huyện Vị Xuyên với diện tích khoảng 10ha.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm