| Hotline: 0983.970.780

Vinaseed ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới

Chủ Nhật 16/09/2018 , 15:48 (GMT+7)

Tối 15/9 tại khách sạn Khách sạn JW Marriott Hà Nội, Cty CP Giống cây trồng Trung ương (Vinaseed) đã chính thức công bố đổi tên thành Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam, ra mắt Bộ nhận diện thương hiệu mới và tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (15/09/1968-15/09/2018).

Ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp (ngoài cùng bên phải) trao giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam


50 năm đồng hành cùng Nông nghiệp Việt

Thành lập năm 1968, ra đời trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, trải qua hành trình 50 năm đồng hành và phát triển cùng ngành nông nghiệp nước nhà, bằng sự nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ, Vinaseed ngày nay đã phát triển trở thành cây lớn mạnh, đóng góp lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lương thực.

Ngày nay, Vinaseed đã và đang mang đến năng lượng của tri thức và công nghệ hiện đại, góp phần nâng cao đời sống, tay nghề kỹ thuật và thu nhập cho bà con nông dân Việt Nam. Với mục tiêu mang đến những sản phẩm giống cây trồng có năng suất chất lượng cao, thích nghi rộng với các vùng sinh thái, Vinaseed đã tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào SX nông nghiệp và đổi mới công nghệ, thực hiện công nghiệp hóa ngành giống cây trồng.

14-22-56_nh3
Bà Trần Kim Liên, Chủ tịch HĐQT Vinaseed công bố đổi tên Cty thành "Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam" và công bố bộ nhận diện thương hiệu mới

Ngay từ khi cổ phần hóa, Vinaseed xác định KH-CN là động lực để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước trở thành ngôi sao sáng trong ngành giống cây trồng Việt Nam khi là đơn vị đầu tiên được công nhận doanh nghiệp KH-CN. Từ một đơn vị chỉ kinh doanh giống lúa phổ thông, đến nay, hàng năm Vinaseed đã SX kinh doanh 8 vạn tấn hạt giống với 80% sản phẩm bản quyền, tương đương gần 2 triệu ha gieo trồng, chiếm 20% thị phần cả nước. Cty đã nghiên cứu, chọn tạo và chuyển giao thành công 45 giống cây trồng các loại, trong đó 4 giống nằm trong Top 10 sản phẩm giống cây trồng hàng đầu Việt Nam.

14-22-56_nh2
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu tại lễ kỷ niệm

Sau 15 năm cổ phần hóa, Vinaseed đã có những bước tiến mạnh mẽ, gặt hái nhiều thành công, trở thành DN có quy mô lớn nhất trong ngành giống cây trồng Việt Nam tính đến 31/12/2017 với doanh thu 1.512 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản phẩm KH-CN là 1.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 235 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 1.060 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2017 của Cty duy trì 40%/năm. Hệ thống mạng lưới trải rộng khắp cả nước với 29 đơn vị thành viên, 1.200 đại lý cấp 1 và đội ngũ 1.000 nhân sự lao động, trong đó 80% có trình độ đại học trở lên...

Nhằm lan tỏa năng lượng mới từ KH-CN vào thực tế SX kinh doanh, thông qua các hình thức chuyển giao kỹ thuật, liên kết SX ở khắp mọi miền đất nước, những nơi Vinaseed đặt chân đến đã hình thành nên các làng nghề công nghệ, góp phần nâng cao đời sống của hàng chục vạn hộ nông dân Việt Nam.

Tuyên bố đổi tên Cty và ra mắt Bộ nhận diện thương hiệu mới

Tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, bà Trần Kim Liên, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Vinaseed đã chính thức tuyên bố đổi tên Cty thành "Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam" và ra mắt Bộ nhận diện thương hiệu mới để khởi đầu cho một hành trình mới, một vóc dáng mới khẳng định vị thế, nâng tầm hoạt động và phù hợp với tầm nhìn chiến lược trở thành tập đoàn cung cấp các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững hàng đầu Việt Nam, vươn tầm quốc tế.

Cũng trong sự kiện này, Vinaseed đã cho ra mắt thương hiệu gạo VJ Pearl Rice - sản phẩm chất lượng cao được SX từ giống lúa tốt nhất với công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, được kiểm soát chất lượng chặt chẽ từ khâu chọn giống, canh tác và SX, đảm bảo truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Gạo VJ Pearl Rice được chế biến, đóng gói bởi hệ thống sử dụng công nghệ hiện đại và được kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và hương thơm tự nhiên.

Với chiến lược và quyết tâm hành động, Vinaseed đặt mục tiêu đến năm 2021, tầm nhìn 2025 sẽ chi phối thị trường giống cây trồng Việt Nam, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 20-25%/năm. “Hành trình phía trước còn nhiều gian nan, thử thách, chúng tôi tin rằng, với trí tuệ và năng lực khoa học công nghệ, sức mạnh tinh thần đoàn kết, kỷ cương, với khát vọng được cống hiến cho nông nghiệp Việt Nam các sản phẩm giống cây trồng tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, Vinaseed sẽ không ngừng vươn xa mang đến những bình minh ngày càng tươi sáng cho người nông dân Việt Nam” – Chủ tịch HĐQT Vinaseed Trần Kim Liên bày tỏ kỳ vọng.

Lô-gô thương hiệu Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam
Ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của Vinaseed cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong 50 năm qua, tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: Hiện nay, Vinaseed không chỉ là đơn vị hàng đầu về lĩnh vực SX giống cây lương thực, cây thực phẩm, mà đã mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ lớn mạnh về quy mô mà còn có chiều sâu về KH-CN, đặc biệt là trình độ quản trị... Trong giai đoạn tới, Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, luôn đồng hành, chia sẻ với nông dân, góp phần đóng góp cho ngành nông nghiệp trong giai đoạn tái cơ cấu.

Cũng tại lễ kỷ niệm 50 thành lập Vinaseed, UBND tỉnh Đồng Tháp đã trao quyết định đầu tư cho Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam thực hiện Dự án Trung tâm Công nghiệp chế biến hạt giống và Chế biến nông sản tại huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp).

Với quy mô dự án 5,2ha, Trung tâm có công suất chế biến, bảo quản 30 nghìn tấn hạt giống và 100 nghìn tấn gạo/năm. Tổng nguồn vốn đầu tư trung tâm dự kiến từ 216-230 tỉ đồng, bắt đầu hoạt động trong năm 2019. Mục tiêu nâng cao chất lượng, năng suất cho ngành lúa gạo tỉnh Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung, đưa nông dân vào chuỗi giá trị SX lúa gạo có thương hiệu chất lượng cao, tập trung quy lớn.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm