| Hotline: 0983.970.780

Vinh quang và nỗi đau giữa đại ngàn Trường Sơn

Thứ Hai 29/04/2024 , 15:30 (GMT+7)

Trường Sơn có vinh quang của Tổ quốc thống nhất, có nỗi đau của những Mẹ Việt Nam anh hùng và chứng tích rõ ràng nhất là Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.

 

Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 38 km và cách quốc lộ 1A chừng hơn 20 km về phía Tây Bắc. Sau ngày đất nước thống nhất, nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn được xây dựng tại địa bàn tỉnh Quảng Trị, nằm trọn trong đài ngàn Trường Sơn.

 

Khu đồi Bến Tắt được chọn làm nơi an nghỉ vĩnh hằng của liệt sỹ Trường Sơn. Nghĩa trang khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã có hơn 20.000 người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống trên tuyến đường Trường Sơn và hơn một nửa trong số đó vẫn chưa tìm thấy hài cốt.

 

Hiện nay, nghĩa trang là nơi quy tụ 10.263 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng diện tích 140.000 m2; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000 m2, khu tượng đài 7.000 m2, khu trồng cây xanh 60.000 m2, khu hồ cảnh 35.000 m2 và mạng đường ô-tô rải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang 15.000 m2. Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính.

 

Cụ thể, Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn được chia thành 10 khu vực theo địa phương: Hà Nội, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hải Phòng, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tiên... nơi liệt sỹ sinh ra. Các phần mộ được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được 15 quản trang trông nom, giữ gìn chu đáo.

 

Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.

 

Công trình tưởng niệm mang hình ảnh lá quốc kỳ phủ lên hình tượng Chùa Một cột tại khu vực tưởng niệm 469 liệt sỹ của Hà Nội trong công cuộc kháng chiến cứu nước trên những nẻo đường Trường Sơn. Con đường xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước cùng với lực lượng bộ đội vận tải Trường Sơn được bắt đầu hình thành từ tháng 5/1959. Trải qua những tháng năm oanh liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, vượt qua bao mưa bom bão đạn, cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, đường mòn Trường Sơn đã trở thành con đường chiến lược hùng vĩ mang tên đường Hồ Chí Minh.

 

Đến Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, mỗi ngày có hàng trăm lượt khách đến thăm, viếng, tưởng niệm công lao của những anh hùng đã ngã xuống cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong ảnh là những cựu chiến binh đồng ngũ năm 1979 tại xã Vân Du (nay là Thị trấn Vân Du), huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đến viếng nghĩa trang trong chuyến đi về nguồn dọc theo các địa phương trên dãy Trường Sơn.

 

Ông Vũ Văn Quyết (ảnh), thắp những nén hương tri ân cho các liệt sỹ chưa xác định được thông tin trong Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.

"Chúng tôi nhập ngũ theo lệnh tổng động viên năm 1979, tham gia chiến đấu ở mặt trận phía Bắc. Mặc dù là thế sau, không trực tiếp chiến đấu ở Trường Sơn nhưng đến đây các anh em đều rất xúc động, cảm phục trước sự hy sinh của cha anh trong những năm chiến tranh khốc liệt", cựu binh quê Thanh Hóa chia sẻ.

 

Hiện nay, tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn có 68 phần mộ chưa xác định được thông tin. Đây là một phần trong số hơn 20 ngàn cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống trên tuyến đường chiến lược mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, cùng với hàng triệu đồng bảo chiến sĩ cả nước đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến đấu trường kì vì độc lập tự do của Tổ quốc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

 

Cô Nguyễn Thị Hải, năm nay 62 tuổi cùng đoàn tham quan và thắp hương tri ân các liệt sỹ đang an nghỉ tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn. Người phụ nữ quê Bắc Ninh giành nhiều thời gian để thắp hương, cầu khấn cho các liệt sỹ có quê quán Hà Bắc. Những lời khấn của cô, dù nhỏ nhưng vẫn đủ nghe trong một buổi trưa yên ả của Trường Sơn: "Cháu thắp nén hương tỏ lòng thành kính, mời các chú, các bác nếu có thể cùng chúng cháu về thăm lại quê hương".

 

Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta.

 

Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn không chỉ là nơi để các gia đình liệt sỹ, các đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương đến viếng thăm và thực hiện công việc đền ơn đáp nghĩa mà còn là nơi hành hương của nhân dân khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế theo truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam: Uống nước nhớ nguồn.

Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về Đất lửa do UBND tỉnh Quảng Trị và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức. Công ty Cổ phần Vũ Media (VRace) là đơn vị tư vấn, vận hành giải chạy.

Giải diễn ra ngày 15 và 16/6/2024 tại thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị với 3 cự ly tranh tài 21km, 10km và 5km. Giải dự kiến thu hút khoảng 3.000 vận động viên tham dự, là hoạt động mở màn cho chuỗi sự kiện Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 lần đầu tổ chức tại Quảng Trị.

Link chính thức đăng ký BIB Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về Đất lửa.

Trại gà Móng 7.000 con, đặc sản trứ danh của Hà Nam

Trại gà Móng 7.000 con, đặc sản trứ danh của Hà Nam

Ảnh 10:56

Gà làng Móng hay còn gọi là gà Móng cùng với cá kho làng Vũ Đại là những đặc sản trứ danh của tỉnh Hà Nam.

Bình minh trên những đầm rươi

Bình minh trên những đầm rươi

Ảnh 10:15

Khi mặt trời ló rạng, nước bên trong đầm dần rút đi để lộ ra những lỗ nhỏ chi chít trên mặt bùn, đó chính là lỗ rươi.

Đào rừng cổ thụ giá hàng chục triệu đồng xuống phố

Đào rừng cổ thụ giá hàng chục triệu đồng xuống phố

Ảnh 19:18

Hà Tĩnh Những gốc đào rừng tuổi đời hàng chục năm vừa được hạ sơn, đem về thành phố Hà Tĩnh phục vụ khách hàng chơi Tết. Giá bán trung bình từ 10 đến 60 triệu đồng/gốc.

Mộc Châu chính thức trở thành thị xã, ngày hội lớn của người dân Sơn La

Mộc Châu chính thức trở thành thị xã, ngày hội lớn của người dân Sơn La

Ảnh 11:23

Với nhiều thành quả xuất sắc, Mộc Châu đạt tiêu chí đô thị loại IV và khu vực dự kiến thành lập phường đủ điều kiện hạ tầng đô thị theo quy định.

Thương lái săn lùng gà ‘thái giám’

Thương lái săn lùng gà ‘thái giám’

Ảnh 09:09

Thời điểm này, các thương lái từ khắp nơi đổ về thị xã Sơn Tây thu mua gà phục vụ thị trường Tết. Gà 'thái giám' có giá đắt đỏ được tiểu thương săn lùng.

Về làng cổ Bát Tràng, thưởng thức 'món ăn trăm tuổi'

Về làng cổ Bát Tràng, thưởng thức 'món ăn trăm tuổi'

Ảnh 09:05

Vào các dịp lễ, Tết, người Bát Tràng lúc nào cũng có 2 món đặc trưng là su hào xào mực và canh măng mực trên mâm cơm.

Xem thêm