| Hotline: 0983.970.780

'Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm sâu sắc hơn nữa đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân'

Thứ Hai 09/04/2018 , 16:25 (GMT+7)

Sáng 9/4, tại TP. Hải Dương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị đối thoại với nông dân với chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc, khơi dòng động lực, tiếp đà 30 năm đổi mới”.

15-51-34_hieu2650
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì buổi đối thoại

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và khoảng 600 đại biểu gồm lãnh đạo các bộ, ban, ngành của Trung ương, các cơ quan ban, ngành tỉnh Hải Dương; lãnh đạo 63 hội nông dân các tỉnh, thành phố; các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện các doanh nghiệp…

Mở đầu cuộc đối thoại, Thủ tướng nêu rõ, điều quan trọng nhất của cuộc đối thoại là tháo gỡ trực tiếp những vấn đề khó khăn cho nông dân. Thủ tướng cho rằng còn nhiều vấn đề đặt ra trong ngành nông nghiệp như thị trường, vốn và đất đai, công nghệ, đầu vào cho nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới...

Tại buổi đối thoại, các nông dân đã đặt ra nhiều câu hỏi, nêu các khó khăn, vướng mắc trong tiêu thụ nông sản, vay vốn sản xuất, tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng…

Trả lời câu hỏi về tình trạng dư thừa nông sản, Thủ tướng cho rằng nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành quả lớn, tuy nhiên ở một số thời điểm, một số nơi vẫn xuất hiện tình trạng được mùa mất giá nông sản và chúng ta phải tìm cách khắc phục.

15-51-34_thu_tuong_tng_qu_cho_b_con_nong_dn
Thủ tướng tặng quà cho bà con nông dân

Hiện nay, Chính phủ, Bộ NN&PTNT, các bộ ngành liên quan đang tiếp tục hoàn thiện chính sách, chỉnh sửa và bổ sung Nghị định 210 về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp với kỳ vọng chính sách mới này sẽ tạo động lực giúp thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.

“Vừa qua, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đi làm việc ở đâu cũng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam để quảng bá sản phẩm”, Thủ tướng nhấn mạnh việc tìm các thị trường tiêu thụ mới có ý nghĩa quan trọng để giải quyết tình trạng này.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu “không phải chỉ sản xuất cái đã có mà phải sản xuất cái thị trường cần” và cho rằng, hàng triệu hộ dân mà tự sản, tự tiêu, tự tìm thị trường thì khó, cho nên, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã cùng tham gia với bà con là rất quan trọng. Do đó, cần sự phối hợp giữa 6 nhà: Nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà băng và nhà phân phối, nếu tách ra là không thành công. Cần xây dựng quy hoạch theo vùng, sản xuất phù hợp với năng lực, điều kiện địa phương.

15-51-34_ptt_vu_duc_dm_tng_qu_cho_b_con_nong_dn
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tặng quà cho bà con nông dân

Về vấn đề vay vốn sản xuất, Thủ tướng giao Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú trả lời.

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, nếu thông tin không minh bạch rõ ràng thì các ngân hàng không thể cho vay, bởi nhiều người vay vốn nhưng không sử dụng hiệu quả đồng vốn, hoặc sử dụng sai mục đích. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, khiến các ngân hàng siết chặt quy định cho vay. Phó Thống đốc cũng cho biết, sẽ trực tiếp làm việc cùng các nông dân đã đặt ra vấn đề này tại buổi đối thoại và các ngân hàng thương mại trong tuần tới để giải quyết những vướng mắc.

Giao Bộ trưởng NN&PTNT trả lời câu hỏi về giải pháp xử lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, Thủ tướng cho biết thêm, đã chỉ đạo Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 389 xử lý quyết liệt vấn đề này và mong muốn người dân cùng phát hiện, thông báo cho cơ quan chức năng biết cơ sở buôn bán, sản xuất, tiêu thụ phân bón giả để xử lý nghiêm.

Sau hơn 2 tiếng rưỡi đối thoại, “chốt” lại các vấn đề, Thủ tướng đề nghị Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục tập hợp các ý kiến của các đại biểu để từ đó hình thành các cơ chế, chính sách. “Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các Bộ trưởng, Thứ trưởng có mặt hôm nay rất lắng nghe và sẽ có cuộc họp tiếp thu các vấn đề đặt ra”, Thủ tướng nói và khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn coi nông nghiệp là mặt trận quan trọng.

Thời gian qua, nông nghiệp đạt thành quả lớn nhưng cũng chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh. Đời sống một bộ phận người nông dân còn bấp bênh. Còn tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Năng suất, sức cạnh tranh còn thấp. Xây dựng nông thôn mới ở nhiều nơi còn tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, ít quan tâm đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân.

15-51-34_di_dien_cong_ty_hung_viet_dt_cu_hoi
Đại biểu đặt câu hỏi cho Thủ tướng

Thủ tướng nêu rõ tầm nhìn xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

Cho rằng khiếu kiện ở nông thôn còn nhiều, chủ yếu liên quan đến sử dụng, thu hồi đất, Thủ tướng nhấn mạnh cần làm tốt hơn công tác này, nhất là tăng cường đối thoại, để giữ gìn bình yên ở nông thôn. “Chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện, xã phải dành thời gian đối thoại với nông dân, chứ không chỉ Thủ tướng và các Bộ trưởng, để giải quyết tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nông dân, giải thích, giải đáp cho người nông dân về chủ trương, chính sách của chúng ta”.

Bên cạnh đó, cần tập trung quyết liệt triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh phát triển chế biến sâu, sản phẩm mới, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.

Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển doanh nghiệp ở khu vực nông thôn. Tăng cường liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.

Nhấn mạnh việc giải quyết căn bản vấn đề tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tối đa tình trạng bị động, dư thừa sản phẩm, phải giải cứu như thời gian qua, Thủ tướng cho rằng, trong quá trình tổ chức sản xuất, ngay người nông dân “phải đặt vấn đề tiêu thụ ở đâu, tiêu thụ bao nhiêu, chất lượng thế nào, bao bì, mẫu mã làm sao?”.

Các bộ, ngành, địa phương tăng cường cải cách hành chính, cải cách thể chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp, phải sát cơ sở hơn, phải lắng nghe hơn để tháo gỡ các vướng mắc, nhất là những yếu tố đầu vào của sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu giả, chất lượng kém, an toàn vệ sinh thực phẩm kém, vốn liếng khó khăn, thị trường..

“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm sâu sắc hơn nữa đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhân dịp này, Thủ tướng tặng quà cho 30 nông dân tiêu biểu tham dự cuộc đối thoại.

15-51-34_thu_tuong_thm_hoi_cc_di_bieu_l_nhung_nong_dn_tieu_bieu
15-51-34_thu_tuong_thm_du_doi_thoi_voi_nong_dn_viet_nm
Thủ tướng thăm hỏi nông dân tham ra buổi đối thoại.

 

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm