| Hotline: 0983.970.780

Kết quả bước đầu thí điểm cơ chế mới trong chi trả dịch vụ môi trường rừng

Thứ Hai 26/12/2016 , 15:46 (GMT+7)

Với diện tích có rừng trong lưu vực là 204.253,24 ha cùng lợi thế về địa hình, điều kiện tự nhiên và dân cư, Lào Cai là tỉnh đi đầu trong thực hiện thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng.

Tính từ 01/01/2016 đến hết ngày 15/12/2016, tỉnh đã thu 45.449 triệu đồng từ các đơn vị sản xuất thủy điện và ứng nước sạch, chi trả cho chủ rừng gần 40 tỷ đồng.

15-32-20_c-nuoc-lnh_lc
Lào Cai là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện thí điểm cơ chế quản lý và sử dụng tiền DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ du lịch và nuôi cá nước lạnh
 

Bên cạnh đó, Lào Cai cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện thí điểm cơ chế quản lý và sử dụng tiền DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ du lịch và nuôi cá nước lạnh. Với tiềm năng sẵn có và sự vào cuộc quyết liệt của địa phương, cơ chế thí điểm trên đã tạo nên nguồn lực tài chính hỗ trợ cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh, trồng rừng, giữ rừng, điều tiết và duy trì nguồn nước.

Theo Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, đã có 61 đơn vị trên địa bàn tỉnh (34 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, 18 cơ sở nuôi cá nước lạnh, 9 cơ sở sản xuất công nghiệp) thực hiện thí điểm chi trả DVMTR ký kết hợp đồng ủy thác và thanh toán 2,737 tỷ đồng về Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó, chủ yếu là cơ sở kinh doanh du lịch (2,652 tỷ đồng). Số tiền trên sau khi trừ các khoản trích lập theo quy định đã được cân đối sử dụng hỗ trợ các dự án, phi dự án trồng rừng cảnh quan theo phê duyệt của UBND tỉnh.

Giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh dự kiến thu trên 34 tỷ đồng tiền DVMTR từ các đơn vị thực hiện thí điểm, trong đó, dự kiến thu từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch là 28 tỷ đồng; cơ sở nuôi cá nước lạnh trên 2,4 tỷ đồng và cơ sở sản xuất công nghiệp là trên 3,6 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Vui, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Lào Cai, tuy số tiền DVMTR thu thí điểm với 3 loại hình dịch vụ trên còn thấp, nhưng đã khẳng định đây là cơ chế chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tiễn, gắn kết lợi ích giữa người sử dụng các dịch vụ môi trường rừng và người bảo vệ rừng.

Bên cạnh những thuận lợi căn bản từ sự nhất quán, quyết liệt trong quá trình chỉ đạo triển khai thí điểm và sự chủ động tham gia của cộng đồng địa phương, thì tỉnh Lào Cai cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc do thí điểm lĩnh vực chi trả mới, nên chưa nhận được sự đồng thuận cao từ các bên sử dụng dịch vụ; chưa có những tổng kết quá trình thí điểm và đề xuất sự điều chỉnh phù hợp.

Theo thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn chủ trương xã hội hóa trong lâm nghiệp sẽ được đẩy nhanh, sâu sắc hơn trong dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi), trong đó chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là một trong những nguồn lực bền vững.

 

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.