| Hotline: 0983.970.780

'Những chú voi' không thể hóa rồng - Bài học từ Thái Lan

Thứ Sáu 12/01/2018 , 06:30 (GMT+7)

Xứ chùa Vàng tham vọng chinh phục đỉnh cao châu lục và thế giới, sau khi thống trị sân chơi khu vực Đông Nam Á. Họ có tiềm năng và quyết tâm thực hiện, nhưng lại quá nóng vội.

22-03-38_nh_the_tho
Thái Lan thua Triều Tiên với tỷ số 0-1 ở trận ra quân vòng chung kết U23 châu Á

Thái Lan đã tiến những bước dài dưới thời Kiatisuk. Trong 4 năm “Zico Thái” nắm quyền, nền bóng đá nước này thành công trên mọi cấp độ, từ ĐTQG, đội U23 cho đến cả các cấp độ trẻ. Rõ nét nhất là bước tiến ở cấp châu lục. U23 Thái Lan vào tới bán kết ASIAD 17 năm 2014, còn ĐTQG trở thành đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt vào vòng loại cuối cùng World Cup 2018 khu vực châu Á.

Thứ quý giá nhất Kiatisuk truyền cho lớp hậu bối là niềm tin. Dưới thời ông nắm quyền, cầu thủ nào ra sân cũng với tinh thần muốn trở thành Kiatisuk đệ nhị. Chanathip Songkrasin là cái tên gây ấn tượng nhất. Lối chơi kỹ thuật và cách di chuyển thông minh của tiền vệ được ví von là “Messi Thái” đã gần chạm đẳng cấp châu lục. Anh có suất đá chính ở Consadole Sapporo, điều mà cầu thủ 3 lần đoạt Quả bóng vàng Việt Nam (Công Vinh) không thể làm được.

Kiatisuk giúp bóng đá nước nhà phát triển đều, sâu và rộng trong phạm vi cả nước. Từ chỗ phải tìm niềm vui và sự hài lòng tại AFF Cup hay SEA Games, những giải đấu mà thế hệ của Kiatisuk dễ dàng bỏ qua, Thái Lan trở lại với “thú chơi” xa xỉ những năm 90 là thứ hạng cao tại châu Á, thậm chí 1 suất dự vòng chung kết World Cup 2026, giải đấu mà châu Á sẽ có 8 đại diện tham dự vì tổng số đội được nâng lên thành 48.

Thái Lan tham vọng và quyết tâm. Họ cũng có đủ cơ sở làm nên chuyện khi xây dựng được một giải VĐQG, Thai League, rất chuyên nghiệp, cùng hệ thống bóng đá học đường vững chắc. Vấn đề với họ, như muôn vàn nền bóng đá khác, chỉ là thời gian.

Bài học kinh điển, đến giờ vẫn được nhắc là Trung Quốc giai đoạn đầu thập niên trước. Đất nước tỷ dân có một dàn cầu thủ tài năng, nhiều người chơi bóng ở châu Âu như Phạm Chí Nghị, Tôn Kế Hải, Lý Thiết, Mã Minh Vũ, Hác Hải Đông, Lý Vĩ Phong… và đã giành vé dự vòng chung kết World Cup 2002. Nhưng trong 16 năm sau đó, dù đổ hàng trăm triệu USD để tái thiết cơ sở vật chất cũng như đầu tư cho bóng đá, Trung Quốc không thể tái lập thành công. Thành tích của họ tại các giải châu lục thậm chí còn lùi dần.

Trung Quốc vấp ngã và “Những chú voi” cũng không thể hóa rồng chỉ trong 4 năm cầm quyền của Kiatisuk. Tuy nhiên, lãnh đạo bóng đá Thái Lan không hiểu điều này. Họ đòi hỏi nhiều hơn và Kiatisuk chọn cách ra đi. Hệ quả, các đội tuyển của Thái sa sút thấy rõ, mà mới nhất là trận thua Triều Tiên ở lượt ra quân vòng chung kết U23 châu Á.

Với nhiều môn thể thao đỉnh cao, kể cả bơi lội hay điền kinh, đầu tư nhiều tiền chắc chắn sẽ gặt hái kết quả, nhưng bóng đá là ngoại lệ. Mỹ, Trung Quốc, Nga đều là siêu cường thể thao nhưng trên bản đồ bóng đá, họ chỉ có vị trí khiêm tốn.

Thái Lan có thể là ví dụ kế tiếp cho danh sách này.

Xem thêm
Huế thu 170 tỷ đồng từ du lịch trong 5 ngày nghỉ lễ

THỪA THIÊN - HUẾ Trong 5 ngày nghỉ lễ đã có khoảng 110.000 khách du lịch đến Huế. Doanh thu từ các hoạt động du lịch ước đạt 170 tỷ đồng.

Ninh Dương Lan Ngọc rời Việt Nam sang Úc du học

Ninh Dương Lan Ngọc xác nhận với Tiền Phong thông tin nữ diễn viên du học Australia trong vài ngày tới. Cô sẽ trở lại Việt Nam sau hai tháng nữa.

Alexandre Polking - ứng viên sáng giá cạnh tranh vị trí HLV đội tuyển Việt Nam

HLV Kim Sang-sik đang được đồn thổi là tân HLV đội tuyển Việt Nam, nhưng theo thông tin mới nhất cựu HLV trưởng Thái Lan ông Polking cũng đang nằm trong tầm ngắm.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.