| Hotline: 0983.970.780

Trấn áp lò "luyện" thịt thối

Thứ Năm 10/01/2013 , 08:33 (GMT+7)

Còn hơn 1 tháng nữa đến tết Nguyên đán, các lò giết mổ gia súc, gia cầm lậu, bệnh tại TP.HCM cũng gia tăng hoạt động rầm rộ.

Còn hơn 1 tháng nữa đến tết Nguyên đán, các lò giết mổ gia súc, gia cầm lậu, bệnh tại TP.HCM cũng gia tăng hoạt động rầm rộ. Trước tình hình này, các lực lượng liên ngành thú y tại nhiều quận, huyện đã ra quân trấn áp…

Từ nguồn tin mật báo của quần chúng, 4h sáng hôm qua 9/1, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh đã xuất phát, đến trước ngôi nhà không số (gần nhà A11/3, tổ 6, ấp 1, xã Vĩnh Lộc B, Bình Chánh), bên trong thực chất là một lò mổ lậu cỡ lớn để kiểm tra. Tuy nhiên, lò mổ này khóa trái bên trong, xung quanh được bao bọc bởi lớp hàng rào cao hơn 2 mét. Trước tình thế này, để tránh động tĩnh khiến chủ lò phi tang tang vật, đoàn kiểm tra sau khi bàn bạc đã quyết định tìm cách leo qua hàng rào, đột nhập vào để thu giữ bằng chứng.

Tại hiện trường, đoàn kiểm tra đã phát hiện ông Hồ Văn Sĩ (quê Ân Thạnh, Hoài Ân, Bình Định, tạm trú tại đây) đang tổ chức giết mổ heo trái phép. Tang vật thu giữ tại chỗ gồm 1 con heo da xuất huyết nặng (heo bệnh) đang giết mổ trực tiếp trên nền nhà vô cùng dơ bẩn, ngay sát nhà vệ sinh hôi thối. Tiếp tục kiểm tra, đoàn phát hiện thêm 4 con heo khác trong chuồng đang chờ giết mổ. Toàn bộ lô hàng trên không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật theo qui định, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Trao đổi với NNVN, một cán bộ đoàn kiểm tra cho biết, đây là lần thứ hai đối tượng Hồ Văn Sĩ bị phát hiện giết mổ heo lậu, heo bệnh trái phép. Trước đó, cũng tại lò mổ lậu này, vào lúc 13h ngày 5/7/2012, ông Sĩ bị phát hiện tổ chức giết mổ 5 con heo trái phép (100 kg/con). Qua kiểm tra số heo trên cũng không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc.

Trong khi đó, tại hàng loạt điểm “nóng” kinh doanh gia cầm sống trái phép ở khu vực quận Tân Bình, Trạm Thú y quận đã phối hợp Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường 15 kiểm tra và xử lý 9 điểm trên đường Phạm Văn Bạch, cầu Tham Lương, lề đường chợ Tân Trụ, đường Nguyễn Sĩ Sách, đường Trường Chinh và 5 điểm chăn nuôi gà đá trái phép tại khu vực đường Nguyễn Phúc Chu, Phan Huy Ích. Tang vật vi phạm và xử lý gồm hơn 260 con gà, vịt, chim và 600 quả trứng gia cầm không nguồn gốc.

Tương tự, Trạm Thú y Thủ Đức cũng vừa phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch 5 phường (Hiệp Bình Chánh, Tam Bình, Linh Xuân, Linh Đông và Linh Trung) kiểm tra phát hiện tới 14 trường hợp vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch. Tang vật tiêu hủy gồm 145 con gia cầm, 1.160 quả trứng vịt lậu và gần 1,5 tạ da heo và lòng gia cầm không nguồn gốc.

Theo Chi cục Thú y TP.HCM, hiện nay đang vào thời điểm các ngày lễ lớn và cận Tết Nguyên đán, sức tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm tăng mạnh. Vì thế, cần quyết liệt xử lý các lò mổ lậu và các đối tượng vận chuyển gia súc, gia cầm trái phép để hạn chế tối đa việc xâm nhập mầm bệnh, giữ an toàn dịch tễ đàn gia súc trên địa bàn và đảm bảo ATVSTP cho người tiêu dùng. Đặc biệt, thời tiết và khí hậu tại khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ hiện đang vào mùa đông, gây rét đậm và ẩm độ cao làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của đàn gia súc, gia cầm.

 Bên cạnh đó, việc quản lý tiêm phòng tại các tỉnh chưa chặt chẽ cùng với sự chủ quan của các chính quyền địa phương và người dân (nhất là trong việc quản lý chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ và kinh doanh gia cầm sống tràn lan, chưa kiểm soát tốt nguồn gia cầm nhập lậu) sẽ là những nguyên nhân gây phát sinh dịch bệnh.

Vì thế, Chi cục Thú y đang ráo riết tập trung thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1108/CĐ-TTg và Công điện số 1344/CĐ-TTg về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Chi cục Thú y TP.HCM đề nghị toàn thể các lực lượng, ban ngành địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng, chống và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm, nhằm đảm bảo sức khỏe và bữa ăn an toàn cho người dân dịp Tết Quý Tỵ sắp tới.

ĐƯA 60 CON DÚI VỀ TRUNG TÂM CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Liên quan đến lô động vật hoang dã (ĐVHD) gồm 60 con dúi quý hiếm bị Trạm KDĐV Thủ Đức TP.HCM chặn bắt trên chiếc xe khách 98K-1366 mang thương hiệu Bình Huyền, vận chuyển từ Bắc Giang vào bến xe Bình Dương (NNVN phản ánh ngày 23/12/2012); hiện Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đã đưa toàn bộ 60 con dúi về Trung tâm cứu hộ ĐVHD (thuộc Chi cục Kiểm lâm TP.HCM), đồng thời xử phạt chủ lô hàng 11.750.000 đồng vì vi phạm vận chuyển ĐVHD trái phép.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm