| Hotline: 0983.970.780

Ô Môn hội tụ

Thứ Hai 31/08/2015 , 09:17 (GMT+7)

Ô Môn quê tôi. Nhạc sĩ Triều Dâng đã giới thiệu về nơi tôi sinh ra, lớn lên và đi học cả quãng đời niên thiếu bằng những câu ca mượt mà, man mác.

"Chiều về, thuyền bồng bềnh trên dòng sông êm trôi/ Em ngắm đôi bờ bâng khuâng trong lòng em chiều nay/ Xa xa cánh cò trắng bay…".

Ô Môn quê tôi. Nhạc sĩ Triều Dâng đã giới thiệu về nơi tôi sinh ra, lớn lên và đi học cả quãng đời niên thiếu bằng những câu ca mượt mà, man mác.

Nơi đó, một cửa ngõ Đông Bắc của Cần Thơ - Tây Đô hôm nay. Nơi có một phường mang tên nhà cách mạng Châu Văn Liêm, là 1 trong 5 người cùng với Nguyễn Ái Quốc tham gia hội nghị thành lập Đảng Cộng Việt Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc).

Dòng sông hội tụ tinh hoa

Ô Môn xưa bao gồm cả làng Thới Thạnh (xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ), là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với các phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra rất sớm.

Lịch sử còn ghi lại chuyện Trần Ngọc Trác đánh chết một tên trong ban hội tề làng Thới Thạnh từ trước năm 1930. Tấm gương thầy giáo Châu Văn Liêm sớm giác ngộ và trở thành thủ lĩnh cách mạng.

Vùng đất này còn là miền văn hóa giàu bản sắc. Đình làng Thới Thạnh, Ô Môn có lịch sử gần 300 năm, là chứng tích của những tiên hiền đi khai khẩn đất đai xưa.

Nơi đây từng nổi danh là một vùng đất dân ca. Mùa nước nổi, những hội phát, hội cấy vừa lao động vừa hò đối đáp.

Trên đất Ô Môn có ba dân tộc Việt, Khmer và người Hoa. Nét đặc thù ở đây là cộng đồng dân tộc không sống tách biệt mà cùng cộng cư, nên từ lâu đã có sự giao thoa về văn hóa, ngôn ngữ, sinh hoạt, truyền thống, trong sản xuất và kinh doanh.

Dịp tết, lễ hội của từng dân tộc trong năm đã thành lễ hội chung của cả ba dân tộc. Người Việt, người Hoa cúng đình, dâng lễ kỳ yên, ca cải lương tài tử, cũng như hát bội, hồ quảng; nhưng cũng cùng người Khmer ăn mừng Chôl Chnam Thmây, ăn lễ Dôn Ta cũng như lễ Vu Lan.

Trung tâm làng Thới Thạnh xưa có cả chùa Khmer, chùa Ông của người Hoa, rồi đình làng với bề dày lịch sử hơn 160 năm. Các Đoàn hát Dù Kê của người Khmer với những vở diễn hấp dẫn như Thạch Sanh chém chằn tinh, tiếng nhạc ngũ âm, điệu múa Lâm Thôn mà bọn trẻ con người Kinh, người Hoa ở đây cũng mê.

Ở xã Thới Thạnh, quê tôi có một ngã ba sông. Bên này sông là 2 cái nhà thờ Công giáo và đạo Tin Lành. Bên kia sông là ngôi chùa Khmer và ngôi chùa Phật. Nhiều thiết chế tôn giáo quần cư trong một xóm nhỏ.

Dường như người dân xứ này từ xưa đã mở lòng tiếp nhận đủ thứ đạo, miễn là cái đạo đó khuyên con người làm điều tốt, việc thiện.

Tên đất, tên người

Có người so sánh, nếu ở Vĩnh Long bên bờ một đoạn sông có bốn Thủ tướng, trong đó có cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Chủ tịch Hội động Bộ trưởng Phạm Hùng, thì cũng ở một đoạn sông Ô Môn, Cần Thơ có bốn nhạc sĩ nổi tiếng với nhiều tác phẩm để đời.

09-48-03_cho-o-mon-xu
Chợ Ô Môn xưa

Những bài hát sống mãi với thời gian đã được sinh ra bởi những người con của vùng đất này. Đó là "Lên đàng", "Hồn tử sĩ", "Tiếng gọi thanh niên", "Tiến về Sài Gòn", "Giải phóng miền Nam" của Lưu Hữu Phước. "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người", "Anh Ba Hưng" của Trần Kiết Tường. Là "Trồng cây nhớ ơn Bác", "Giã từ bến Nhà Rồng", "Tầm Vu", "Cần Thơ gạo trắng nước trong" của Đắc Nhẫn. Là "Chiều về trên dòng sông Ô Môn", "Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ", "Nói chuyện với người trong tranh" của Triều Dâng.

Những nhạc sĩ tài ba, cùng với tên tuổi các nhà cách mạng tiền bối như Châu Văn Liêm, Trần Bửu Kiếm mà phần lớn xuất thân từ thầy giáo, là những tấm gương hiếu học. Những tên đất, tên người bao thế hệ đã tạo dựng nên vùng đất học, thơ ca và hội tụ văn hóa.

Giờ tên Châu Văn Liêm thành tên một phường trung tâm của quận Ô Môn, tên ngôi trường trung học nổi tiếng Miền Tây tọa lạc ở quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, trường College Cantho xưa đã hơn 100 tuổi.

Tên các nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã là một tên trường trung học phổ thông ngay trên mảnh đất mà ông đã sinh ra và lớn lên. Giữa nội ô TP. Cần Thơ cũng có một công viên văn hóa mang tên Lưu Hữu Phước.

Tên của nhạc sĩ Đắc Nhẫn, Trần Kiết Tường cũng đã trở thành tên những con đường quen thuộc ở Ô Môn.

Cần Thơ trên đường trở thành một trung tâm thực sự về nhiều mặt của ĐBSCL, một vị thế của Tây Đô, có một Ô Môn - vùng đất giàu truyền thống cách mạng, vùng đất của thơ ca và văn hóa.

(Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ)

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất