| Hotline: 0983.970.780

Thêm 1 tàu cá Bình Định bị tàu vỏ sắt Trung Quốc tấn công

Thứ Sáu 24/07/2015 , 15:02 (GMT+7)

Dù đã nỗ lực chạy tránh, nhưng tàu BĐ 96496 TS vẫn bị tàu vỏ sắt đâm vào mạn phải 1 lần, mạn trái 2 lần khiến giàn đèn dùng để đánh bắt cá bị hư hỏng toàn bộ.../ Tàu cá liên tiếp bị tàu Trung Quốc tấn công

Sáng 24/7, ngư dân Nguyễn Nhật Ngọc (53 tuổi) ở thôn Thạnh Xuân, xã Hoài Hương, huyện (Hoài Nhơn, Bình Định), là thuyền trưởng tàu cá BĐ 96496 TS đã đến Trạm Biên phòng Mũi Tấn thuộc Đồn Biên phòng cửa khẩu Quy Nhơn (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Bình Định) để trình báo việc chiếc tàu nói trên đã bị tàu vỏ sắt tấn công khi đang đánh bắt trên vùng biển Việt Nam.

Theo trình bày của ông Ngọc, sáng 3.6, hai tàu cá BĐ 96496 TS và  BĐ 97153 TS, đều do ông Phan Lùn (35 tuổi) ở thôn Lâm Trúc 2, xã Hoài Thanh (Hoài Nhơn, Bình Định) làm chủ tàu, xuất phất từ Cảng cá Quy Nhơn đi đánh bắt tại vùng biển Trường Sa.

Hai tàu cá nói trên đều có công suất 700 CV. Khoảng 13 giờ ngày 21/7, khi tàu cá BĐ 96496 TS, trên tàu có 3 ngư dân, đang di chuyển đánh bắt tại vùng biển có tọa độ 100 47’N – 113052’E, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa-Khánh Hòa) 15 hải lý thì bất ngờ bị một tàu vỏ sắt rất to, thân tàu màu xám trắng có ghi số hiệu 994, dùng vòi rồng tấn công.

Dù đã nỗ lực chạy tránh, nhưng tàu BĐ 96496 TS vẫn bị tàu vỏ sắt đâm vào mạn phải 1 lần, mạn trái 2 lần khiến giàn đèn dùng để đánh bắt cá bị hư hỏng toàn bộ, cả ống khói máy tàu cũng bị gãy tiện. Lợi dụng tàu mình nhỏ hơn, di chuyển cơ động, thuyền trưởng Nguyễn Nhật Ngọc tăng hết tốc độ, điều khiển tàu chạy vòng quanh tàu vỏ sắt để tránh những cú đâm tiếp theo.


Ngư dân Nguyễn Nhật Ngọc kể lại chuyện bị tàu sắt Trung Quốc tấn công

Không buông tha, chiếc tàu vỏ sắt vẫn tiếp tục truy đuổi tàu BĐ 96496 TS hơn 30 phút rồi mới dừng lại. Đến lúc này ông Ngọc nhanh chóng điều khiển tàu BĐ 96496 TS chạy ra xa, 3 ngư dân trên tàu đều an toàn. Vụ tấn công này làm tàu cá BĐ 96496 TS bị thiệt hại nặng nề.

Theo ông Ngọc, chiếc tàu vỏ sắt kia được xác định là tàu của Trung Quốc, vì những người trên tàu này mặc đồ rằn ri kiểu quân đội và nói tiếng Trung Quốc.

Một số hình ảnh NNVN ghi được từ chiếc tàu cá bị hư hại nghiêm trọng do tàu sắt đâm va:

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm