| Hotline: 0983.970.780

Vì sao cái ác lan tràn?

Thứ Bảy 17/03/2018 , 14:20 (GMT+7)

Hầu như ngày nào chúng ta cũng tiếp nhận thông tin về một tội ác. Vợ giết chồng, cháu giết bà, người yêu giết người yêu, người làm thuê giết ông chủ...

Có cảm giác, cái ác đang ở ngay cạnh mỗi chúng ta. Vì sao? PGS.TS Trịnh Hòa Bình, GĐ Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) sẽ phân tích rõ hơn về thực trạng này.

16-31-04_img_3779
PGS.TS Trịnh Hòa Bình

Ông nhận xét thế nào về việc các vụ thảm án những năm qua không có xu hướng giảm, thậm chí còn tăng lên, kể từ vụ Lê Văn Luyện thảm sát cả một gia đình chủ hiệu vàng ở Bắc Giang đến việc nghi can Nguyễn Hữu Tình giết hại 5 người ở Bình Tân, TP.HCM vừa qua?

Điều đó liên quan đến một thứ giá trị phổ quát đang tồn tại trong xã hội ta, nhiều người sống theo kiểu có tiền là có mọi thứ. Bạo lực, ở một chừng mực nào đó, thể hiện việc người ta muốn đi tắt, muốn làm giàu. Cực đoan nhất là đi ăn cướp. Bạo lực, phần nào đó liên quan đến những tiêu cực trong xã hội như: con ông cháu cha, nâng đỡ không trong sáng, bổ nhiệm thần tốc, rồi thì “con cháu các cụ cả”...

Có thể, ít nhiều người lao động chân chính cảm thấy rằng họ không thể có cơ hội, từ đó sinh ra tâm lý tiêu cực. Tâm lý này lại bị lan tỏa đến những người khác nữa.

Mặt khác, khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế cơ chế thị trường, có nhiều thứ biến tướng nảy sinh từ đây. Đó là thói tôn sùng đồng tiền, đưa đồng tiền lên ngôi. Xã hội chúng ta tiếp nhận nhiều thứ tốt từ môi trường ngoài, nhưng cũng hấp thụ những thứ tiêu cực. Chúng ta cứ hay hô hào, huyễn hoặc về những tính tốt của người Việt, mà quên đi việc chỉ trích, loại trừ thói láu cá, ăn xổi.

Ý ông là các vụ thảm án nảy sinh từ việc bất mãn trong xã hội?

Trong bất cứ xã hội nào, dường như luôn tồn tại một tỷ lệ nhất định những con người có cái “máu lạnh” từ lúc sinh ra, như thể trời sinh đó là sát thủ. Bộ phận này thì không bàn.

Tuy nhiên, cũng có những người dần dần biến thành kẻ ác. Ban đầu, họ không muốn lao động, mà lại không có những “ưu thế” để được “nâng đỡ không trong sáng”. Trong câu chuyện về sát thủ Nguyễn Hải Dương. Trong trường hợp, anh ta được vào làm con rể nhà đó, có lẽ kẻ này đã không ác như vậy. Có thể anh ta vẫn ác độc, vẫn ích kỷ, nhưng không có cơ hội để bộc lộ hoàn toàn.

Vì sao anh ta xuống tay hạ sát cả một gia đình, vì cảm thấy “bàn tiệc” bày sẵn cho mình nay bị đạp đổ.

Trong vụ nghi phạm Nguyễn Hữu Tình, có lẽ đây là người có lòng tham sẵn, đòi “chia lại” tài sản. Nhưng khi không vừa ý, anh ta lập tức xuống tay. Động cơ chi phối hành động tội ác của anh ta hoàn toàn là lòng tham.

Trường hợp nào cũng thế, động cơ thúc đẩy tội ác luôn là lòng tham, muốn giàu bốc lên mà không cần lao động. Cho nên, người ta luôn khuyên các gia đình chớ để kẻ ác có cơ hội ra tay, đừng để lộ ra sự hào nhoáng.

Theo ông, ngoài ra còn nguyên nhân nào đáng lưu ý?

Như tôi đã nói, xã hội chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi, tranh tối tranh sáng. Trong các cuộc tổng kết, người ta luôn nói năm nay phát triển tốt hơn cùng kỳ năm trước. Về con số tuyệt đối, có thể đúng như vậy. Song, điều đáng lưu ý là hiện tượng gian dối ngày càng nhiều. Điều đó cũng góp phần thúc đẩy lòng tham, ham muốn vươn lên kiểu “đi tắt, đón đầu” một cách tiêu cực.

Vừa qua, báo chí có nói nhiều về hiện tượng khai man tuổi, nhiều vị giáo sư, tiến sĩ đi đạo văn... Chính những điều ấy khiến nhiều người cảm thấy chán nản, một số ít người lại nuôi hy vọng có thể trở nên “tôn quý” giống các vị kia. Rõ ràng, ở đây phải thấy một điều là “vẫn có cửa” cho những con đường không trong sáng.

Giá như, thiết chế pháp luật của chúng ta tốt hơn, cụ thể hơn, thì đã không nảy sinh những con người thích “oai” thông qua mác giáo sư, tiến sỹ.

Ông có thể phân tích cụ thể hơn về yếu tố “thiết chế pháp luật”?

Người Việt Nam vốn duy tình, thích nói câu chuyện nhân văn, tức là vì con người. Cái nguy hiểm nhất bây giờ là “ngụy quân tử” rất đông. Tôi cũng từng trao đổi với nhiều nhà làm luật, họ bảo luật chúng ta rất nhiều, có cả rừng luật, song lại hành xử với nhau kiểu “luật rừng”.

Tôi không phủ nhận những tính tốt của người Việt. Nhưng cần phải nhìn nhận rằng, thực tế cho thấy bây giờ người ta hành xử kiểu “tôi có tiền, tôi là chủ” còn tồn tại nhiều. Ngay như ở môi trường “lành” như trường học, mà còn có vụ cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ, học trò bóp cổ cô giáo... Đó là hành vi bạo lực. Chúng ta xã hội hóa giáo dục, dẫn đến việc phụ huynh cho rằng mình là nhà đầu tư, mình thích sai khiến giáo viên thế nào cũng được. Người lớn thế, đương nhiên trẻ con cũng vậy...

Xin cảm ơn ông!

(Kiến thức gia đình số 11)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm