| Hotline: 0983.970.780

30 triệu đồng mua bảo hiểm và 28 tỷ đồng được bồi thường

Thứ Sáu 11/10/2024 , 20:04 (GMT+7)

Qua trận bão lũ này, chúng tôi nhận ra ai mới thực sự là đối tác tin cậy, là bạn đồng hành trong cơn hoạn nạn.

Thiệt hại nền kinh tế quá nặng nề

Bão số 3 và hoàn lưu gây lũ lụt, sạt lở làm nhiều người chết và mất tích, hàng ngàn người bị thương. Thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước ước tính trên 81.000 tỷ đồng. Hàng vạn căn nhà, hàng ngàn trường học, điểm trường bị hư hỏng, tốc mái, bị ngập, vùi lấp; nông lâm thủy sản mất trắng nhiều vùng rộng lớn trên địa bàn 26 tỉnh thành phía Bắc. Đã có hàng ngàn người dân, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, khó đáp ứng các điều kiện vay mới…

Bài liên quan

Con số thống kê cho thấy, dư nợ của tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng do bão lũ, sạt lở là khoảng 165.000 tỷ đồng. Đây là con số bị ảnh hưởng khá lớn tại 26 tỉnh, thành phố miền Bắc. Trong đó có rất nhiều đồng vốn được đầu tư bài bản cho sản xuất kinh doanh nhưng nay tất cả trôi theo sông, theo biển, để lại cảnh hoang tàn, đìu hiu.

Trong số này, Agribank, đơn vị tín dụng chủ lực của nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo thống kê đến thời điểm hiện tại, có gần 21.000 khách hàng vay vốn của Agribank bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão, với ước tính dư nợ bị ảnh hưởng trên 34.000 tỷ đồng, dư nợ bị thiệt hại gần 17.000 tỷ đồng.  

Trong đó, ngành nông, lâm, thủy sản có trên 14.000 khách hàng bị ảnh hưởng với dư nợ bị ảnh hưởng gần 7.000 tỷ đồng; ngành công nghiệp và xây dựng có gần 600 khách hàng bị ảnh hưởng với dư nợ bị ảnh hưởng là gần 15.000 tỷ đồng; ngành thương mại dịch vụ có gần 5.000 khách hàng bị ảnh hưởng với dư nợ gần 13.000 tỷ đồng.

Một tháng sau bão, nhiều doanh nghiệp và vườn tược sản xuất kinh doanh của người dân vẫn trong cảnh hoang tàn. Chuyến công tác về Hải Phòng mới đây cho chúng tôi cảm nhận sự mất mát ấy không biết đến bao giờ mới khôi phục lại được.

Công ty TNHH chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Trường (gọi tắt Cty Việt Trường) ở Đồ Sơn, Hải Phòng với  hệ thống 5 nhà xưởng bị tốc mái hoàn toàn. Tất cả kho hàng đông lạnh, hàng nghìn tấn thuỷ sản gần như phải huỷ bỏ và không còn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu do sự cố mất điện lưới trong 5 ngày liên tiếp. 60ha nuôi trồng thuỷ sản cũng bị bão cuốn phăng tất cả.

Ông Ngô Minh Phương, Giám đốc điều hành Công ty Việt Trường chia sẻ, Cty thành lập năm 2001. Lĩnh vực hoạt động này có từ năm 1980 từ bố mẹ nên sau 20 năm gia đình thành lập nên Cty và đến nay có một cơ ngơi như thế. Song sau một trận bão càn quét, giờ nhìn mọi thứ tiêu điều, đau xót.

“Theo ước tính mức độ thiệt hại trước mắt hơn 100 tỷ đồng, chưa kể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, đối tác nước ngoài phạt hợp đồng. Công nhân chưa thể trở lại làm việc do nhà máy mới chỉ hoạt động khoảng 50% công suất”, ông Phương giọng buồn rầu rồi thở dài “cần ít nhất 5 năm nữa, Việt Trường mới có thể phục hồi hoàn toàn như thời điểm trước bão Yagi”.

Cần ít nhất 5 năm nữa, Việt Trường mới có thể phục hồi hoàn toàn như thời điểm trước bão Yagi. Ảnh: Lại Hương

Cần ít nhất 5 năm nữa, Việt Trường mới có thể phục hồi hoàn toàn như thời điểm trước bão Yagi. Ảnh: Lại Hương

Chúng tôi hỏi đại diện Cty Việt Trường về việc tham gia bảo hiểm cho khoản vay vốn và các hạng mục khác trong sản xuất kinh doanh, ông Phương cho hay, nếu thời điểm này không có bảo hiểm thì tất cả sẽ xóa sổ hết. Song cũng chỉ kỳ vọng được phần nào từ Cty Bảo hiểm Agribank (ABIC) thôi chứ một số Cty bảo hiểm khác đơn vị tham gia thì họ đang gây nhiều khó khăn.

Hỏi thêm về chỗ ABIC, ông Phương cho biết, số tiền Cty Việt Trường bỏ ra để mua bảo hiểm tại ABIC là 30 triệu đồng. Gói bảo hiểm này có giá trị bồi thường tối đa 80 tỷ đồng. Xét theo tỷ lệ trên tổng giá trị hàng tồn kho, doanh nghiệp này được bồi thường bảo hiểm trên 20 tỷ đồng.

Ngay sau khi bão tan, cán bộ bảo hiểm đã đến giám định, đánh giá thiệt hại. Để hoàn thiện hồ sơ chi trả bồi thường cần bổ sung hồ sơ và kết luận của đơn vị giám định độc lập. Ngày 03/10, ABIC Hải Phòng đã tạm ứng số tiền 2 tỷ đồng để doanh nghiệp khắc phục tạm thời tổn thất, nhanh chóng ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lựa chọn vay ngân hàng uy tín, bảo hiểm trách nhiệm

Phía Cty Bảo hiểm Agribank cho hay tổng số khách hàng của ABIC bị ảnh hưởng bởi bão lũ vừa qua (bao gồm Agribank) là 536 trường hợp. Dự kiến số kinh phí ABIC thực hiện chi trả quyền lợi 177 tỷ đồng. Về trường hợp cụ thể là Cty Việt Trường dự kiến sẽ được nhận bồi thường khoảng 28 tỷ đồng.

Trở lại với câu chuyện ông Ngô Minh Phương, Giám đốc điều hành Cty Việt Trương, chúng tôi được ông chia sẻ, hiện dư nợ ngân hàng của Cty là 240 tỷ đồng, doanh số hàng năm Cty làm ra đạt 35 triệu đô. Lý do lựa chọn ABIC để mua bảo hiểm là vì vốn vay của Cty sử dụng của Agribank.

ABIC Hải Phòng chi tạm ứng 2 tỷ đồng bồi thường cho Cty Việt Trường. Ảnh: TN

ABIC Hải Phòng chi tạm ứng 2 tỷ đồng bồi thường cho Cty Việt Trường. Ảnh: TN

“Agribank uy tín, thương hiệu và có trách nhiệm với người vay. Hai nữa, qua làm việc với ABIC thì thấy các thủ tục hồ sơ pháp lý, hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty về cơ bản Agribank đã nắm hết nên khi gặp sự cố việc ABIC tiến hành thẩm tra, đánh giá mức độ thiệt hại để bồi thường cũng rất thuận lợi. Cty ngoài sử dụng bảo hiểm của ABIC còn mua bảo hiểm của các Cty khác cho những hạng mục liên quan trong sản xuất kinh doanh. Song qua trận bão lũ này, chúng tôi nhận ra ai mới thực sự là đối tác tin cậy, là bạn đồng hành của chúng tôi trong cơn hoạn nạn này. Vì thế, tôi khuyên vay vốn của ngân hàng nào thì nên lựa chọn hệ sinh thái của đơn vị đó để mua bảo hiểm và Agribank là lựa chọn hoàn hảo lúc này với chúng tôi”, ông Ngô Minh Phương cởi mở.

Vì thế theo ông Phương, với doanh nghiệp trong bối cảnh này, một đồng cũng quý nên việc nhận được bồi thường càng sớm càng giúp công ty có tiền chi trả lương cho công nhân, phần còn lại dùng để sửa chữa nhà máy, tái đầu tư, quay lại hoạt động càng sớm càng tốt.

Làm thế nào để người dân ý thức trong việc mua bảo hiểm và pháp luật buộc chặt trách nhiệm vận hành chi trả bồi thường cho khách hàng một cách đúng cam kết? Đó là câu hỏi mà các bên cần ngồi lại để có một giải pháp tốt nhất cho hoạt động nền kinh tế trong điều kiện xuất hiện các rủi ro bất khả kháng như trận bão lũ vừa qua.

Hộ dân không ai mua bảo hiểm nên trắng tay mọi nhẽ

Trong khi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều phải mua bảo hiểm thì có một khối lượng lớn khách hàng là hộ cá nhân dù vay lớn, đầu tư nhiều nhưng lại không mua bảo hiểm. Việc mua bảo hiểm chưa có tính nguyên tắt bắt buộc thành ra sau trận bão càn quét vừa rồi, hộ vay cá nhân mất trắng. Số này là hàng ngàn hộ dân, là hàng ngàn tỷ đồng vốn đấy!

“Khách hàng là đối tác của Cty Việt Trung có cơ sở sản xuất ở Đầm Hà và Vân Đồn, Quảng Ninh. Họ làm ăn lớn lắm, vay nhiều lắm, quy mô một cơ sở như vậy có đến 40 tỷ đồng. Trận bão đã cuốn phăng tất cả tài sản của họ ra biển cả. Họ không hề mua bảo hiểm nên giờ sau cơn cuồng phòng là điêu đứng”, ông Ngô Minh Phương bày tỏ nuối tiếc.

Xem thêm
Công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc

Ngày 20/11, Đảng ủy Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 cụm khu vực huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Giảm chi phí, tăng năng suất nhờ ứng dụng bản tin thời tiết nông vụ

Sóc Trăng Hơn 291.000 nông dân ĐBSCL đã ứng dụng bản tin thời tiết nông vụ, giúp bà con đưa ra quyết định canh tác phù hợp, giảm rủi ro, tăng năng suất, cải thiện thu nhập.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.