| Hotline: 0983.970.780

8 nhiệm vụ, giải pháp đối với ngành ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng

Thứ Ba 11/02/2025 , 14:51 (GMT+7)

Làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, Thủ tướng nêu ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại. Ảnh: VGP.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại. Ảnh: VGP.

Sáng 11/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương những kết quả của ngành ngân hàng trong đó có các ngân hàng thương mại đã đạt được trong thời gian qua.

Thủ tướng cho biết, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá về đích để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, phải phấn đấu tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế để những năm tiếp theo tăng trưởng 2 con số, vì vậy các địa phương, doanh nghiệp, ngân hàng cũng phải đạt tăng trưởng ít nhất 8% để cùng đất nước đạt được mục tiêu đề ra.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ ra những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh: "Thứ nhất, đối với người dân doanh nghiệp gặp khó khăn, hy sinh một phần lợi nhuận của mình, góp phần làm việc này. Thứ hai là bám sát tình hình thế giới khu vực trong nước để đưa ra những đề xuất góp ý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thể chế, trong đó có luật pháp, bộ luật, có các nghị định Chính phủ, thông tư của các Bộ.

Kinh nghiệm thứ ba là phải có sự đoàn kết thống nhất phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị với hệ thống ngân hàng thì chúng ta mới giải quyết được vấn đề lớn của đất nước, giải quyết những bức xúc của nhân dân, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển đất nước".

Thủ tướng nêu rõ 3 mục tiêu đối với ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng là phải tiên phong trong thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Theo Thủ tướng, muốn thực hiện được mục tiêu này phải thực hiện được 8 giải pháp.

Thủ tướng nêu rõ: "Một là phải tiết giảm chi phí, tiết giảm các hoạt động mà rườm rà, tổ chức hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt là hy sinh bằng một phần lợi nhuận của mình để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ cho người dân doanh nghiệp, tạo sinh kế cho nhân dân.

Thứ hai là phải tập trung tín dụng, góp phần vào làm mới 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Thứ ba là các ngân hàng thương mại và ngân hàng Nhà nước phải tiên phong trong việc chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu số, tham gia vào đề án 06, thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về khoa học công, nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Nhóm giải pháp thứ tư là phải cắt giảm thủ tục hành chính, phiền hà sách nhiễu, những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động ngân hàng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong các hoạt động của ngân hàng, góp phần làm giảm nợ xấu, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú báo cáo tại hội nghị. Ảnh: VGP.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú báo cáo tại hội nghị. Ảnh: VGP.

Thứ năm là tập trung quản trị thông minh, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của những người làm ngân hàng vì mục tiêu chung là xây dựng và phát triển đất nước, góp phần chia sẻ những khó khăn với nhân dân, doanh nghiệp khi cần thiết và phải tăng cường hợp tác quốc tế.

Thứ sáu, Thủ tướng đề nghị các ngân hàng phải tham gia tích cực hiệu quả hơn nữa vào 3 đột phá chiến lược. Thứ bảy là xây dựng các gói tín dụng cho nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, người trẻ, người có hoàn cảnh khó khăn.

Thứ tám là phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan quản lý nhà nước để làm sao phát triển ngân hàng cho lành mạnh, đoàn kết, chung tay chung sức đồng lòng để hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, của mỗi cơ quan, đơn vị, của hệ thống ngân hàng, của ngân hàng thương mại, để vừa phải mang lại lợi ích cho ngân hàng, nhưng cũng vừa mang lại lợi ích chung cho đất nước.

Trước đó, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, năm 2024 đã kịp thời chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hiệu quả, tăng 15,08% so với cuối năm 2023 và đạt mục tiêu đề ra, bổ sung thêm cho nền kinh tế 2,2 triệu tỷ đồng trong đó doanh số cho vay 23 triệu tỷ đồng.

Triển khai quyết liệt, hiệu quả, thực chất các giải pháp hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, nhất là hỗ trợ khắc phục hậu quả siêu bão số 3, các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ trong đó có Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản, Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long...

Xem thêm
Có thể tiết kiệm hơn 600 triệu m3 sau 2 đợt lấy nước đổ ải

Ngày 10/2, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT tổ chức kiểm tra công tác lấy nước đợt 2 phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2024-2025 tại tỉnh Hưng Yên và Hải Dương.

Từ 1/3, ô tô điện không còn được miễn 100% lệ phí trước bạ

Bắt đầu từ ngày 1/3/2025, ô tô điện chạy pin đăng ký lần đầu tại Việt Nam sẽ không còn được hưởng mức lệ phí trước bạ 0% như trước.

Thông tư 29 có hiệu lực, phụ huynh quản lý con em thế nào?

Hà Tĩnh Khi Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, nhiều phụ huynh lo lắng không biết quản lý con em ra sao vào buổi còn lại.

Trà Sơn, tay em cầm nhật thực

Câu chuyện kinh tế trang trại, làm giàu nhờ trang trại từ vùng Trà Sơn, Can Lộc, minh chứng hùng hồn, không có gì tuyệt vời bằng làm giàu ngay chính trên quê hương mình.

Bình luận mới nhất