| Hotline: 0983.970.780

Agribank Phú Yên thúc đẩy phát triển nghề nuôi tôm hùm

Thứ Hai 14/08/2023 , 08:39 (GMT+7)

Đa số bà con ở thị xã Sông Cầu cho rằng, nghề nuôi tôm hùm phát triển quy mô lớn như hôm nay đó là nhờ tiếp sức từ nguồn vốn của Agribank.

Nhiều tỷ phú tôm hùm nhờ vốn Agribank

Những ngày cuối tháng 7, chúng tôi ra đầm Cù Mông, thuộc thị xã Sông Cầu – “thủ phủ” nuôi tôm hùm ở tỉnh Phú Yên. Đứng trên bờ phóng tầm mắt ra đầm với khoảng rộng mênh mông, đâu đâu cũng thấy dày đặc lồng bè nuôi trồng thủy sản.

Khu vực nuôi tôm hùm trên đầm Cù Mông, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Ảnh: KS.

Khu vực nuôi tôm hùm trên đầm Cù Mông, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Ảnh: KS.

Nghề nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè trên biển của tỉnh Phú Yên hình thành từ năm 1990 và đến nay phát triển khá mạnh với hơn 100.000 ô lồng trên diện tích khoảng 1.500 ha mặt nước. Trong đó, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm và cá biển.

Có thể nói nghề nuôi trồng thủy sản trên biển trên địa bàn tỉnh Phú Yên không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi, mà còn góp phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản tỉnh nhà. 

Sau hơn 30 năm phát triển nghề nuôi tôm hùm, chúng tôi trò chuyện với nhiều ngư dân ở vùng bãi ngang đều thừa nhận: “Chính con tôm đã làm thay đổi cuộc sống của bao người và giúp nhiều gia đình vươn lên làm giàu chính đáng”.

Nghề nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè trên biển của tỉnh Phú Yên phát triển khá mạnh với hơn 100.000 ô lồng trên diện tích khoảng 1.500 ha mặt nước.

Nghề nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè trên biển của tỉnh Phú Yên phát triển khá mạnh với hơn 100.000 ô lồng trên diện tích khoảng 1.500 ha mặt nước.

Điển hình như gia đình ông Phạm Phúc ở thôn Phú Dương, xã Xuân Thịnh trước năm 1993 rất khó khăn, phải xin ở đậu trên đất người khác. Để mưu sinh, hằng ngày ông Phúc giăng lưới bắt cá và đi bạn cho tàu giã cào. Do đó, cuộc sống của gia đình vẫn trong vòng lẩn quẩn của cái đói, cái nghèo.

Mãi đến khi ông tiếp cận nguồn vốn 30 triệu đồng từ tổ vay vốn của Agribank khởi nghiệp nuôi tôm hùm thì cuộc sống gia đình mới đổi thay. Nhờ cần cù chịu khó, nuôi tôm có hiệu quả, cùng với sự tiếp sức vốn Agribank kịp thời từ hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng đã giúp ông ngày càng mở rộng lồng nuôi tôm hùm theo hàng năm. Cho đến nay, có thể nói quy mô nuôi tôm hùm của gia đình ông xếp vào hạng nhất nhì khu vực xã Xuân Cảnh, với gần 300 ô lồng nuôi thương phẩm và 100 ô lồng ương tôm con.

Ông Phúc cho biết, với cách nuôi cuốn chiếu, ông thu hoạch tôm hùm quanh năm. Mỗi năm trung bình ông xuất bán từ 9-10 tấn tôm thịt và 3-4 tấn cá bớp, doanh thu hàng tỷ đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, hiện ông còn tạo công ăn việc làm cho 5 lao động, bình quân thu nhập 8 triệu đồng/người.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Quang hiện cũng là một trong những người nuôi tôm hùm quy mô lớn ở thôn Phú Dương, xã Xuân Thịnh. Sau 27 năm, đến nay, ông đã phát triển khoảng 250 ô lồng nuôi tôm hùm thịt. Mỗi năm ông xuất 2-3 lứa, mỗi lứa 4-5 tấn tôm hùm. Những năm ông lãi nhất “bỏ túi” từ 3-4 tỷ đồng, còn trung bình kiếm khoảng 1 tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Ông Nguyễn Văn Quang (áo đỏ), một trong những hộ nuôi tôm hùm nhiều nhất ở xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu. Ảnh: KS.

Ông Nguyễn Văn Quang (áo đỏ), một trong những hộ nuôi tôm hùm nhiều nhất ở xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu. Ảnh: KS.

Ông Nguyễn Văn Quang cho biết, gia đình ông có cơ ngơi như hôm nay là nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ vốn vay của Agribank trong suốt quãng thời gian ban đầu khởi nghiệp cũng như cho đến hiện tại.

Theo ông Quang, nghề nuôi tôm hùm đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn bởi thời gian nuôi tôm kéo dài từ 12-13 tháng đối với tôm hùm xanh và khoảng 18-20 tháng đối với tôm hùm bông. Một lồng tôm hùm xanh khoảng 200 con từ khi nuôi đến khi thu hoạch mất khoảng trên dưới 30 triệu đồng, chưa kể chi phí làm lồng và công lao động nuôi. Do đó, nếu người nuôi không có vốn ngân hàng hỗ trợ thì khó phát triển quy mô lớn.

Chính vì vậy nhìn lại 3 thập kỹ qua, ông Quang cũng như nhiều ngư dân ở thị xã Sông Cầu đều cho rằng, nếu không nhờ nguồn vốn của Agribank tiếp sức thì nghề nuôi tôm hùm khó phát triển quy mô lớn như hôm nay.

Dành khoảng 70% cho vay lĩnh vực thủy sản trên địa bàn thị xã Sông Cầu

Ông Lê Văn Thịnh, Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên (gọi tắt Agribank Phú Yên) cho biết, những năm qua Agribank luôn tạo điều kiện cho vay để bà con phát triển thủy sản, nhất là nghề nuôi tôm hùm trên toàn tỉnh dựa trên thế mạnh của kinh tế địa phương.

Thời gian qua, Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên luôn đồng hành cùng bà con nuôi tôm hùm. Ảnh: KS.

Thời gian qua, Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên luôn đồng hành cùng bà con nuôi tôm hùm. Ảnh: KS.

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho người nuôi, Agribank Phú Yên phối hợp với chính quyền các xã, các hội, đoàn thể cơ sở trên địa bàn thị xã Sông Cầu lập danh sách hộ nuôi có nhu cầu vay vốn và phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn thẩm định, giải ngân kịp thời.

Theo ông Lê Văn Thịnh, mỗi năm Agribank Phú Yên cung cấp vốn vay lĩnh vực thủy sản với dư nợ chiếm khoảng 14%, trong đó tại địa bàn thị xã Sông Cầu chiếm 70% tổng dư nợ. Và nhờ nguồn vốn vay này nhiều bà con ngư dân đã tận dụng phát huy nuôi tôm hùm hiệu quả, vươn lên làm giàu chính đáng.

Mặt khác, đến nay, trên địa bàn thị xã Sông Cầu, bà con có nhu cầu đầu tư vốn nuôi tôm hùm đều được Agribank Phú Yên đáp ứng cung cấp vốn vay theo quy định. Thông thường đối với bà con khi vào vụ nuôi tôm hùm sẽ đi vay vốn nhưng đến khi thu hoạch lại là khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại Agribank. Do đó, giữa Agribank và bà con thị xã Sông Cầu có mối quan hệ gắn bó, cam kết lâu dài với nhau. Chính vì vậy, những lúc xảy ra thiệt hại nặng nề về thiên tai, dịch bệnh, Agribank vẫn hỗ trợ tối đa cho vay, giúp bà con nhanh chóng khôi phục sản xuất.

Theo Agribank Phú Yên, thời điểm ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhiều người nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn do đầu ra tiêu thụ chậm, Agribank đã hạ lãi suất cho vay xuống từ 0,5-1,5%/năm cho các khách hàng trên toàn tỉnh, trong đó tại thị xã Sông Cầu có 131 khách hàng. Bên cạnh đó, 472 khách hàng tại thị xã Sông Cầu được cho vay mới để khôi phục sản xuất sau dịch Covid-19 với tổng số tiền gần 110 tỷ đồng.

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất