| Hotline: 0983.970.780

Agribank Phú Yên chắp cánh người dân nông thôn làm giàu

Thứ Hai 17/07/2023 , 22:34 (GMT+7)

Nhiều người dân vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã được Agribank chắp cánh và cung cấp vốn có hiệu quả, từ đó có cuộc sống ổn định, vươn lên làm giàu.

Người dân đến Chi nhánh Agribank Phú Yên giao dịch. Ảnh: KS.

Người dân đến Chi nhánh Agribank Phú Yên giao dịch. Ảnh: KS.

Là ngân hàng tiên phong, dẫn đầu trong các chương trình tín dụng chính sách, thời gian qua Chi nhánh Agribank Phú Yên (Agribank Phú Yên) đã đồng hành tích cực, trợ lực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Từ tiếp sức gây dựng nghề dệt chiếu cói

Đến thăm cơ sở dệt chiếu cói của gia đình chị Nguyễn Thị Linh, ở thôn Tân Long, xã An Cư (huyện Tuy An) vào những ngày đầu tháng 7 này, chúng tôi chứng kiến không khí làm việc khẩn trương, tấp nập.

Từng công việc như nhuộm cói, phơi cói cho đến dệt chiếu rất kỳ công và khéo léo được phân chia cho mỗi người nhịp nhàng, thông suốt, tạo nên bức tranh quê đẹp thơ mộng.

Cơ sở dệt chiếu bằng máy của Nguyễn Thị Linh, ở thôn Tân Long, xã An Cư. Ảnh: KS.

Cơ sở dệt chiếu bằng máy của Nguyễn Thị Linh, ở thôn Tân Long, xã An Cư. Ảnh: KS.

Nghề dệt chiếu cói ở xã An Cư là nghề truyền thống có tuổi đời trăm năm. Trước đây, chiếu cói được dệt thủ công là chính, nay nhiều người dân trong làng đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật khi biết sử dụng máy móc để tạo ra sản phẩm chất lượng hơn.

Cơ sở dệt chiếu của chị Linh là một điển hình, cũng là nơi làm chiếu có chất lượng trong làng. Chị Linh không chỉ giữ nghề bằng “lửa” nhiệt huyết mà con muốn đưa sản phẩm chiếu cói của địa phương ngày càng vươn xa.

Chị Nguyễn Thị Linh tâm sự: “Từ thời con gái, tôi đã dệt chiếu cói thành thạo. Lúc trước, khi dệt thủ công, mỗi ngày 2 thợ với 1 khung dệt tay làm giỏi cũng chỉ được 6 chiếc chiếu thành phẩm, nhưng chất lượng làm ra không cao, giá bán thấp, với lại vất vả và kỳ công lắm.

Vì vậy, tôi luôn trăn trở làm sao dệt chiếu đỡ nhọc nhằn hơn, có năng suất, chất lượng hơn để cạnh tranh trên thị trường. Sau thời gian tìm hiểu, tôi nghĩ chỉ đầu tư máy móc mới giải quyết được bài toán này”.

Nghề dệt chiếu cói lắm kì công, dây là công đoạn nhuộm cói. Ảnh: KS.

Nghề dệt chiếu cói lắm kì công, dây là công đoạn nhuộm cói. Ảnh: KS.

Tuy nhiên trở ngại của chị Linh, vốn xuất thân từ gia đình nông dân nên nguồn vốn đầu tư máy dệt chiếu rất eo hẹp.

Năm 2012, khi chị Linh tiếp cận nguồn vốn vay của Agribank Chi nhánh Tuy An (thuộc Agribank Phú Yên) khoảng 100 triệu đồng để đầu tư 2 máy dệt chiếu.

Từ ngày có máy móc, gia đình chị dệt chiếu có năng suất, hiệu quả, mỗi máy có thể làm ra từ 15 - 20 sản phẩm/ngày.

Đặc biệt, chất lượng sản phẩm làm ra đã tăng lên nhiều lần so với trước nên gia đình có thu nhập ổn định.

Thừa thắng xông lên, chị Linh tiếp tục được Agribank tiếp vốn đầu tư máy móc và mở rộng cơ sở. Nhờ vậy, đến nay chị đã gây dựng 15 máy dệt, tạo công ăn việc làm cho 30 lao động tại địa phương, với mức thu nhập từ 2 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Chị Linh cho biết, cơ sở dệt chiếu của chị hiện tạo công ăn việc làm cho 30 lao động. Ảnh: KS.

Chị Linh cho biết, cơ sở dệt chiếu của chị hiện tạo công ăn việc làm cho 30 lao động. Ảnh: KS.

Chi Linh cho biết, hiện mỗi tháng cơ sở dệt chiếu của gia đình cung cấp cho thị trường khoảng 6.000 chiếc chiếu lớn, nhỏ các loại, với nhiều hoa văn khác nhau.

Chất lượng, mẫu mã đẹp, chiếu cơ sở của chị Linh đã khẳng định được thương hiệu trong lòng khách hàng tại khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Mỗi chiếc chiếu khi bán ra thị trường có giá từ 45 - 100 ngàn đồng, doanh thu mỗi năm của cơ sở dệt chiếu của chị khoảng 6 tỷ đồng.

“Thời gian qua việc phát triển nghề dệt chiếu cói của gia đình, tôi rất biết ơn Agribank đã đồng hành, tiếp vốn có hiệu quả. Từ đó giúp gia đình có cuộc sống ổn định, vươn lên khá giả.

Trong tương gần, tôi dự định sẽ phát triển thêm nhiều sản phẩm đồ thủ công làm từ cây cói như giỏ, mũ cói… để cung cấp cho khách hàng và phục vụ sản phẩm du lịch, thân thiện với môi trường”, chị Linh bày tỏ.

Đến rót vốn đầu tư thiết bị khai thác thủy sản

Rời cơ sở dệt chiếu cói, chúng tôi đến thôn Giai Sơn, xã An Mỹ (huyện Tuy An), nơi có đội tàu khai thác thủy sản chuyên hành nghề vây rút chì rất hiệu quả.

Đội tàu này có 5 tàu khai thác thủy sản và 4 tàu dịch vụ hậu cần thuộc Tổ hợp tác khai thác thủy sản An Mỹ được thành lập vào năm 2015.

Ngư dân Nguyễn Trí Thành cho biết, nhờ nguồn vốn Agribank đã giúp ông làm nên sự nghiệp trong nghề đánh bắt thủy sản. Ảnh: KS.

Ngư dân Nguyễn Trí Thành cho biết, nhờ nguồn vốn Agribank đã giúp ông làm nên sự nghiệp trong nghề đánh bắt thủy sản. Ảnh: KS.

Ngư dân Nguyễn Trí Thành là thành viên của Tổ hợp tác khai thác thủy sản An Mỹ, cũng là người tiên phong đưa nghề vây rút chì về địa phương vào năm 1995.

Ngư dân Nguyễn Trí Thành cho biết, trước đây, ngư dân địa phương chủ yếu đánh bắt thủy sản bằng nghề xúc pha và một số nghề đánh bắt với quy mô nhỏ nên mang lại hiệu quả không cao.

Sau khi được tham quan và học tập mô hình từ tỉnh bạn, ngư dân Thành đã bỏ hàng trăm triệu đồng để cải tạo tàu, ngư lưới cụ để chuyển sang nghề vây rút chì.

“Lúc ấy, ngư dân địa phương đều cho rằng tôi gàn dở. Thế nhưng sau này khi thấy tàu tôi đánh bắt hiệu quả, ăn nên làm ra thì nhiều ngư dân đã chuyển đổi theo”, ngư dân Thành chia sẻ.

Sau gần 20 năm hành nghề vây rút chì, tàu cá của ngư dân Thành ngày càng cũ kỹ, lạc hậu nên dần về sau đánh bắt kém hơn nhiều so với tàu bạn. Thấy vậy, năm 2014, ông quyết tâm đóng tàu to, công suất lớn.

“Lúc đó, tôi đóng tàu có chiều dài 17,5m, công suất 730 CV, trị giá hơn 3 tỷ đồng, vượt khả năng đầu tư của gia đình. Tuy nhiên nhờ vốn Agribank Chi nhánh Tuy An - Phòng Giao dịch An Mỹ cho vay 1,5 tỷ đồng đã giúp tôi sắm được con tàu mơ ước”, ông Thành cho hay.

Ngư dân Thành chỉ còn tàu mình vừa cập bến, hiện nẹo đầu ngoài xa và chuẩn bị bám biển trở lại. Ảnh: KS.

Ngư dân Thành chỉ còn tàu mình vừa cập bến, hiện nẹo đầu ngoài xa và chuẩn bị bám biển trở lại. Ảnh: KS.

Chưa dừng lại, năm 2019, ngư dân Thành còn được Agribank cho vay theo Nghị định 17/2018/NĐ-CP để đầu tư máy dò cá (loại máy siêu chụp), có trị giá 1.5 tỷ đồng. Máy dò cá này có khả năng phát hiện đàn cá nhanh và xa khoảng 1.500m.

Theo ngư dân Thành, từ khi tàu của ông được trang bị đầy đủ trang thiết bị thì ngày càng làm ăn hiệu quả, đánh được nhiều mẻ cá lớn. Mỗi chuyến biển vươn khơi từ 20 - 30 ngày, tàu của ông đánh bắt với sản lượng trung bình từ 40 - 50 tấn cá các loại, doanh thu hàng tỷ đồng, ông “bỏ túi” trên dưới 1 tỷ đồng, còn 22 lao động mỗi người kiếm trung bình từ 15 - 20 triệu.

Đặc biệt, chuyến biển vừa cập bến mới đây, tàu của ông đánh bắt được hơn 40 tấn cá, chủ yếu cá nục dời - loại cá có giá trị nên mang lại doanh thu hơn 2 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, chuyến đi này ông Thành lãi khoảng 1 tỷ đồng, các lao động mỗi người được chia từ 38 - 39 triệu đồng.

“Với việc làm ăn hiệu quả, cuối năm 2022 vừa qua, gia đình tôi đã trả nợ hết cho Agribank, vượt kế hoạch 2 năm”, ngư dân Thành phấn khởi chia sẻ.

Theo các nông dân, khó khăn lớn nhất của người nông dân đó là thiếu vốn khởi nghiệp hay đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa trong quá trình đi vay vốn, nông dân cũng khó tiếp cận với các nguồn vốn, nhất là vốn ưu đãi. Tuy nhiên từ khi Agribank triển khai chính sách tín dụng phục vụ nguồn vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn được ví như luồng gió mát, giúp người nông dân có cơ hội vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...

Thu ngân sách Nhà nước gần 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 17,9%

Sau 9 tháng, lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái...