| Hotline: 0983.970.780

An Giang trải qua 3 giai đoạn đột phá nông nghiệp

Thứ Hai 28/06/2021 , 15:13 (GMT+7)

Từ khóa mở ra sự phù hợp với việc chuyển đổi theo Nghị quyết 120 của Chính phủ là ưu tiên cá tra, rau màu, cây ăn trái và cuối cùng mới đến lúa gạo.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, tại buổi làm việc với UBND tỉnh An Giang liên quan đến vấn đề phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vào sáng ngày 28/6.

An Giang trải qua 3 giai đoạn đột phá nông nghiệp

Thời gian qua, tỉnh An Giang đề ra các giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn trong mời gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể là cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích tập trung đất đai sản xuất quy mô lớn, mời gọi đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, An Giang đã thu hút 60 dự án đầu tư vào nông nghiệp trên tổng số 231 dự án đã đăng ký, với tổng vốn 22.860 tỷ đồng.

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: An Giang phát triển nông nghiệp như ngày hôm nay cũng phải trải qua 3 giai đoạn.

Giai đoạn đầu, năm 1986 An Giang từ tỉnh thiếu lương thực nay trở thành tỉnh sản xuất lương thực quy mô lớn hiện đại phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Giai đoạn thứ 2, từ năm 1990 nghề nuôi cá tra chủ yếu trong lồng bè, cá giống tự nhiên nay nghề này phát triển khoảng 2.400 ha. Trong đó, diện tích nuôi có doanh nghiệp liên kết tiêu thụ là 1.712 ha (chiếm khoảng 70%). Cá tra nuôi ở An Giang xuất khẩu hơn 100 nước trên thế giới. Nghề nuôi cá tra bây giờ chủ động con giống, kỹ thuật nuôi theo công nghệ cao.

Giai đoạn thứ 3, là hiện nay đối với cây lúa sản xuất bình quân mỗi năm 3 vụ trên 670 ngàn ha, đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 250 triệu USD/năm. Hiện nay, An Giang phát triển nông nghiệp theo hướng xoay chuyển trục, lấy ngành thủy sản làm kinh tế chính để phát triển nông nghiệp cho tỉnh, sau đó mới đến rau củ quả và cuối cùng là cây lúa.

An Giang phát triển nông nghiệp theo hướng xoay chuyển trục, lấy ngành thủy sản làm kinh tế chính. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang phát triển nông nghiệp theo hướng xoay chuyển trục, lấy ngành thủy sản làm kinh tế chính. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại buổi làm việc, tỉnh An Giang có nhiều kiến nghị với Bộ NN-PTNT liên quan đến nhiều vấn đề. Trong đó, đáng chú ý là tiếp tục hỗ trợ, bổ sung thay thế dần đàn cá tra bố mẹ được cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng và kháng bệnh cho tỉnh. Từ đó phân bổ cho các cơ sở sản xuất cá tra bột tham gia chuỗi liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp của tỉnh, giai đoạn năm 2021 – 2025.

Sớm đề xuất Chính phủ ban hành quỹ bình ổn giá đối với sản phẩm lúa gạo và cá tra, vì đây là một trong những sản phẩm chiến lược của quốc gia. 

Xem xét hỗ trợ tỉnh An Giang khoảng 1.000 tỷ đồng để thực hiện khẩn cấp 6 dự án xử lý sạt lở. Đồng thời, xem xét hỗ trợ An Giang xây dựng các cụm tuyến dân cư cho các hộ dân trong vùng sạt lở nghiêm trọng theo Chương trình đầu tư công về bố trí, sắp xếp dân cư nhằm phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2021 - 2025 với tổng kinh phí khoảng 1.465 tỷ đồng.

Sản xuất thuận thiên để hướng đến nền nông nghiệp hiện đại

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, với thế mạnh là nông nghiệp, thời gian qua An Giang đã phát huy rất tốt thế mạnh của mình để góp phần đưa kinh tế xã hội địa phương ngày thêm phát triển trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, trước biến động của khí hậu, thị trường và đặc biệt là xu thế của người tiêu dùng từ ăn no, mặc ấm sang ăn ngon, mặc đẹp. Do vậy, cần xác định cụ thể vấn đề để có từ khóa mở ra sự phù hợp với việc chuyển đổi theo Nghị quyết 120 của Chính phủ khi ưu tiên cá tra, rau màu, cây ăn trái và cuối cùng mới đến lúa gạo.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan làm việc với UBND tỉnh An Giang sáng 28/6/2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan làm việc với UBND tỉnh An Giang sáng 28/6/2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhìn từ thực tế, vấn đề sản xuất thuận thiên hướng đến nền nông nghiệp hiện đại và bền vững đã và đang được tỉnh An Giang thực hiện rất thành công. Đây được xem là điều kiện cần để nền nông nghiệp của địa phương ngày thêm phát triển. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn lúc này chính là giúp nông dân có tư duy làm nông nghiệp hướng đến sự bền vững.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 như hiện nay, thế nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 của ngành nông nghiệp An Giang đạt 2,86% là điều đáng ghi nhận. 

Giá trị sản xuất nông nghiệp An Giang bình quân năm 2020 là 192 triệu/ha, tăng 72 triệu so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 49 triệu đồng năm 2020. Với những định hướng cũng như kết quả đạt được thời gian qua nông nghiệp An Giang đã, đang và sẽ là trụ đỡ cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng GĐ Tập đoàn Lộc Trời:

Xây dựng mô hình trồng lúa rải vụ giúp giảm chi phí 15% 

Hiện nay, Lộc Trời đang làm mô hình trồng lúa rải vụ tại huyện Thoại Sơn – An Giang giúp cho nông dân giảm giá thành đầu tư ban đầu là 15%, không bị thương lái ép giá. Qua tính toán, nếu như tiến hành sản xuất rải vụ trên toàn bộ diện tích sản xuất của huyện Thoại Sơn, tương đương với 36.000ha thì sẽ mang lại cho bà con nông dân tối thiểu 1.000 tỷ đồng/năm lợi nhuận.

Hiện nay, giá thành trung bình của ĐBSCL tính cả giá thuê đất sản xuất ra 1kg lúa thì mất khoảng 3.100 - 3.150 đồng/kg lúa, nếu tiến hành sản xuất lúa rải vụ thì giá thành chỉ còn 2.200 – 2.600 đồng/kg lúa sẽ giảm 15% so với sản xuất bình thường. Mô hình sản xuất lúa rải vụ chất lượng lúa sẽ tăng lên. Thời gian sản xuất lúa, cắt lúa sẽ giảm xuống. Giá bán lúa sẽ tăng trung bình từ 300 -500 đồng/kg so với thu hoạch đồng bộ.

Mô hình này không mới, nó chỉ phát huy tác dụng khi diện tích sản xuất được gắn kết với người mua. Hiện nay, đối với các nhà xuất khẩu đều mong muốn người nông dân có một kế hoạch sản xuất từ 3-6 tháng. Do đó, việc triển khai kế hoạch rải vụ sẽ giúp người mua có được đơn hàng trước khi xuống giống, đó là sự an toàn nhất cho cả nông dân, người mua lẫn nhà xuất khẩu.

Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng GĐ Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng GĐ Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngoài mô hình trồng lúa rải vụ, Lộc Trời hiện liên kết với bà con nông dân ở ĐBSCL sản xuất lúa phục vụ cho thị trường Châu Âu. Hiện nay, Lộc Trời có hơn 1.300 kỹ sư nông nghiệp còn gọi là đội ngũ “3 cùng” trực tiếp với  bà con nông dân để hướng dẫn kỹ thuật trong canh tác lúa. Lộc Trời có hàng chục nhà máy, hơn 30 doanh nghiệp đối tác làm ăn và nhiều ngân hàng đồng hành để thực hiện chương trình hợp tác sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững.

  • Tags:
Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Gần 4.800 ca ngộ độc thực phẩm trong 11 tháng năm 2024

Theo Bộ Y tế, trong 11 tháng đầu năm 2024, toàn quốc ghi nhận 131 vụ ngộ độc thực phẩm làm 4.796 người mắc và 21 ca tử vong.