| Hotline: 0983.970.780

An ninh nước quan hệ mật thiết đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

Thứ Tư 20/10/2021 , 15:07 (GMT+7)

Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới về tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh nước.

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành

Dưới góc độ quốc phòng, an ninh, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới nêu ba vấn đề liên quan đến việc bảo đảm an ninh nguồn nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới chia sẻ về vấn đề bảo đảm an ninh nước. Ảnh: Minh Phúc.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới chia sẻ về vấn đề bảo đảm an ninh nước. Ảnh: Minh Phúc.

Thứ nhất, an ninh về nước là loại hình an ninh phi truyền thống, có quan hệ mật thiết đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới.

“Thực tế cho thấy, trên thế giới đã xảy ra các cuộc chiến tranh, tranh chấp, xung đột vũ trang liên quan đến quản lý, sử dụng nguồn nước. Đặc biệt, đã xảy ra các cuộc tấn công vào hệ thống quản lý, bảo vệ nước, các công trình tích trữ, sản xuất, cung cấp nước sạch”, ông Lê Tấn Tới nhấn mạnh.

Việc lợi dụng nguồn nước, các công trình hồ đập, thủy lợi, các công trình sản xuất nước như một công cụ chiến tranh hoặc là mục tiêu tấn công nhằm phá hoại an ninh quốc gia là nguy cơ hiện hữu trong tình hình hiện nay.

Do vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh cho rằng, nội dung của Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước cần tiếp cận hướng mở rộng hơn các khía cạnh an ninh về nước, khía cạnh an toàn đập, hồ chứa nước.

Các nguy cơ xảy ra tranh chấp nguồn nước giữa các quốc gia sử dụng chung nguồn nước với chúng ta; nguy cơ sử dụng nguồn nước để làm công cụ, vũ khí tấn công phá hoại an ninh quốc gia, đầu độc nguồn nước gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người, mất an ninh trật tự cần phải được tính tới. Trên cơ sở đó, chúng ta đánh giá toàn diện hơn các nội dung liên quan đến mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước.

Để làm được điều đó, ông Lê Tấn Tới nhận thấy, giải pháp về ngoại giao, hợp tác quốc tế trong việc phối hợp quản lý khai thác, sử dụng nguồn nước cần được chú trọng khi có tranh chấp, xung đột nguồn nước xuyên biên giới, nhất là các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông.

Song song với đó, phải có biện pháp bảo vệ nguồn nước, công trình đập, hồ chứa nước để phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi phá hoại chất lượng nguồn nước, công trình đập, hồ chứa nước. Có giải pháp ứng phó, khắc phục hậu quả, tăng cường điều tra, phát hiện, xử lý vi phạm đối với các hành vi phá hoại nghiêm trọng an ninh về nước, an toàn đập, hồ chứa nước phù hợp với quy mô, hậu quả xảy ra.

Thứ ba, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An  ninh đề nghị phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước, nhất là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong công tác chỉ đạo, tổ chức các lực lượng chủ động nắm tình hình, đánh giá, phòng ngừa nguy cơ, ngăn chặn các hành vi vi phạm và bố trí lực lượng bảo vệ các công trình quan trọng của quốc gia liên quan đến an ninh nguồn nước, hồ đập chứa nước.

Tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh nguồn nước

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cũng cho rằng: “An ninh nước là vấn đề rất lớn. Vì nước liên quan đến toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội”. Có lẽ, ở Việt Nam có nguồn nước khá dồi dào nên nhận thức của người dân về việc đảm bảo an ninh nước chưa lớn.

Nếu ai đã đặt chân đến các nước Tây Nam Á và một số quốc gia khác thì thấy rằng, nước là tài nguyên vô cùng quan trọng với người dân. Đây luôn luôn là vấn đề nổi bật trong hoạt động của chính quyền cũng như Quốc hội. Vì nước liên quan đến năng lượng, an sinh xã hội, các ngành sản xuất.

Cũng theo ông Phạm Công Tạc, nguồn nước tại Việt Nam phần lớn từ nước ngoài chảy vào. Do đó, trong giai đoạn tới cần phải có những chính sách để hợp tác quốc tế liên quan đến an ninh nguồn nước. “Nhiều năm qua, chúng tôi đã thông qua mọi con đường từ Bộ Ngoại giao, các nhà khoa học, các Hiệp hội quốc tế để tổ chức các hội thảo khoa học, trao đổi với các học giả Trung Quốc, mục đích cuối cùng là chia sẻ số liệu, dữ liệu về sông Hồng. Từ đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN-PTNT có được số liệu cần thiết cho dự báo, sử dụng có hiệu quả nguồn nước phục vụ sản xuất, cấp nước sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng kỳ thực, cho đến bây giờ, phía bạn không hề có ý kiến. Rất nhiều Đại sứ biết việc này, nhưng chúng tôi vẫn không thể tiếp cận”, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành. Ảnh: Minh Phúc.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành. Ảnh: Minh Phúc.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho rằng, lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình tuy chỉ phụ thuộc khoảng 40% nguồn nước từ bên ngoài, nhưng đây là những dòng sông ảnh hưởng rất nhiều đến an ninh năng lượng của chúng ta. Trên sông Đà, có những nhà máy thủy điện công suất rất lớn. Chính vì vậy, trong Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã cố gắng xem xét tất cả các vấn đề trên.

Xem thêm
Đồng Tháp xây dựng Đề án tiên phong về 'tam nông'

Mục tiêu đề án nhằm đưa Đồng Tháp trở thành tỉnh tiên phong kiểu mẫu về nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh đến năm 2030.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Hà Nội điều động hơn 15.000 người tham gia công tác coi thi

Hà Nội có hơn 100.000 thí sinh đến làm thủ tục dự thi, đạt tỷ lệ trên 99% tổng số thí sinh đăng ký dự thi. Các điểm thi đều được chuẩn bị chu đáo.

Tác giả của 'quả bom bán bản quyền giống' nói về truyền thông chân chính

Lúc tôi sang trường, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm tất tả từ đồng về, mặt lo âu: 'Cô đang cho gặt dòng mẹ đóng bao chờ chở về nhưng gặp mưa sẽ phải hong đây'.

Bình luận mới nhất