| Hotline: 0983.970.780

Thủy lợi phải đa mục tiêu và tiến tới an ninh nước

Thứ Bảy 10/08/2019 , 21:37 (GMT+7)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu Tổng cục Thủy lợi và các đơn vị bám sát vào mục tiêu của thủy lợi trong điều kiện hiện nay, từ đó xác định thủy lợi phải đa mục tiêu và tiến tới an ninh nước.

Ngày 10/8, tại Hải Dương, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện tiêu chí thủy lợi trong Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.

Trong 10 năm qua, các địa phương đã nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi dần góp phần tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, tiêu nước chủ động.  

Hơn 900 hệ thống thủy lợi phục vụ tưới, tiêu

Theo ông Nguyễn Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công trình thủy lợi, qua 10 năm thực hiện chương trình, cả nước đã xây dựng được 904 hệ thống thủy lợi phục vụ tưới, tiêu từ 200 ha trở lên, với 6.336 hồ chứa nước có dung tích từ 50.000m3 trở lên, gần 16.000 đập dâng kiên cố các loại (không bao gồm đập dâng nước hồ chứa), gần 12.000 trạm bơm điện có tổng lưu lượng từ 1.000 m3/h trở lên, trên 290.000 km kênh mương các loại.

Ông Nguyễn Việt Anh: Nhận thức về vai trò của tiêu chí Thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đã được nâng lên.

Đặc biệt, hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đã áp dụng biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn. Cụ thể, tổng diện tích cây trồng cạn áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên phạm vi cả nước hơn 288.000 ha. Và trong đó, các vùng phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước mạnh như: Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

Phấn đấu giai đoạn 2021-2025, mỗi tỉnh có ít nhất 2 đơn vị cấp huyện đạt tiêu chí Thủy lợi. Và, cả nước sẽ có 95% số xã đạt tiêu chí Thủy lợi, trong đó ít nhất 10% số xã đạt tiêu chí Thủy lợi đáp ứng tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định.

Cùng đó, việc triển khai áp dụng biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa (SRI, Nông-Lộ-Phơi, Khô ướt xen kẽ…) đã được triển khai trên 40 tỉnh, thành trong phạm vi cả nước.

Theo báo cáo của địa phương, đến nay, tổng diện tích gieo trồng lúa áp dụng kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên phạm vi cả nước là hơn 1,3 triệu ha.

Thay đổi diện mạo khu vực nông thôn

Ông Nguyễn Việt Anh cho biết, nhờ việc thực hiện tốt tiêu chí Thủy lợi đã làm tăng tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, đã khẳng định được tầm quan trọng của Chương trình trong sự phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh, góp phần thanh toán nạn đồng trắng, nước trong, chiêm khê mùa thối, tình trạng nhiễm chua mặn ở các huyện ven biển, mở rộng diện tích khai hoang lấn biển, phòng chống hạn hán, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Từ đó, nhận thức về vai trò của tiêu chí Thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đã được nâng lên và nhận được sự ủng hộ của người dân, bước đầu hình thành được một số các phong trào liên quan đến thực hiện công tác thủy lợi.

Các công trình thủy lợi nhỏ và hệ thống kênh mương tiếp tục được đầu tư nâng cấp, cải tạo, cùng với việc áp dụng khoa học công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đã góp phần quan trọng trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhiều mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đã góp phần tăng năng suất, diện tích và khai thác hiệu quả vùng đất dốc, hình thành nên các vùng cây trồng quy mô lớn có giá trị kinh tế cao.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: Địa phương nào quan tâm thì tiêu chí Thủy lợi đạt tốt.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, 10 năm qua là khoảng thời gian đủ dài để thấy được đóng góp của ngành Thủy lợi nói chung và tiêu chí thủy lợi nói riêng trong xây dựng NTM. Các hệ thống văn bản, thể chế, chính sách liên quan chưa bao giờ thấy đầy đủ như lúc này. Sau 10 năm sự vào cuộc chỉ đạo sát sao của các địa phương đóng vai trò quyết định. Địa phương nào quan tâm thì tiêu chí Thủy lợi đạt tốt.

Và trong thời gian tới, Thứ trưởng đề nghị Tổng cục Thủy lợi cần rà soát lại tất cả các địa phương về tiêu chí thủy lợi để chúng ta có thể đánh giá một cách khách quan, thực chất, chính xác, không chạy theo bệnh thành tích. Từ đó, Tổng cục Thủy lợi phối hợp với Tổng cục Phòng, chống thiên tai tham mưu cho lãnh đạo Bộ để đưa ra những chỉ đạo mới nhất, phù hợp nhất và cũng thực tiễn nhất cho các xã NTM kiểu mẫu nâng cao.

Cùng đó, Tổng cục Thủy lợi và các đơn vị bám sát vào mục tiêu của thủy lợi trong điều kiện hiện nay, từ đó xác định thủy lợi phải đa mục tiêu và tiến tới an ninh nước. Nghiên cứu tính toán cơ chế tài chính, cơ chế trong đầu tư cho hệ thống thủy lợi kể cả hệ thống thủy lợi cơ sở để có thể phát triển một cách bền vững…

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm