| Hotline: 0983.970.780

Bắc Ninh thuộc tốp 7 địa phương dẫn đầu về giải ngân đầu tư công

Thứ Ba 25/08/2020 , 15:02 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa có buổi làm việc tại tỉnh Bắc Ninh nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2020.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh. Ảnh: BBNĐT.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh. Ảnh: BBNĐT.

100% số xã được công nhận nông thôn mới

Báo cáo tại buổi làm việc với đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình dẫn đầu ngày 24/8, Ban Thường vụ tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ đầu năm đến nay, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn bao trùm, đặc biệt là đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội, song với quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của cả hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội Bắc Ninh đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong đó, sản xuất nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng hàng hóa, tỷ trọng ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tăng; 100% số xã và 7/8 huyện hoàn thành và được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đang có dấu hiệu phục hồi, tăng trở lại trong tháng 8.

Toàn tỉnh Bắc Ninh đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, đạt hơn 4.200 tỷ đồng, tăng 36% so cùng kỳ; cấp mới đăng ký đầu tư 29 dự án trong nước, tổng số vốn hơn 3.100 tỷ đồng, thu hút mới và điều chỉnh vốn 119 dự án đầu tư nước ngoài, tổng số vốn 731 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 20.638 triệu USD; nhập khẩu 18.678,4 triệu USD, đều tăng so cùng kỳ. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 18.676 tỷ đồng, đạt 63,7% dự toán năm, giảm 6,6% so cùng kỳ. Các lĩnh vực đời sống văn hóa, xã hội được quan tâm...

Về thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, Bắc Ninh là một trong 7 địa phương dẫn đầu của cả nước. Tổng chi đầu tư công theo kế hoạch năm 2020 là 5.931,5 tỷ đồng, gồm 5.559,6 tỷ đồng vốn đầu tư công ngân sách tỉnh; 371,9 tỷ đồng bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương.

Đến ngày 20/8, tỷ lệ giải ngân ngân sách địa phương đạt 68%, trong đó, ngân sách cấp tỉnh đạt 52,8%. Ngân sách bổ sung có mục tiêu từ Trung ương, hiện tại đã thực hiện phân bổ hết. Tỉnh thành lập tổ công tác rà soát, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, quyết tâm hoàn thành 100% trong năm 2020…

Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch Covid-19, Bắc Ninh chủ động cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn.

Là tỉnh đi đầu trong đề nghị Chính phủ cho phép nhập cảnh chuyên gia, lao động kỹ thuật cao đến làm việc; ban hành Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”, nhờ vậy đã tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển, thúc đẩy xuất, nhập khẩu. Tỉnh cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai dịch vụ công mức độ 3,4, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính…

Năm 2020, Bắc Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 7%

Những tháng cuối năm, trước diễn biến phức tạp và ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID -19, Bắc Ninh sẽ điều chỉnh các kịch bản tăng trưởng phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% theo Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra cho năm 2020.   

Tỉnh Bắc Ninh kiến nghị với Trung ương 15 nội dung quan trọng, bao gồm: Các bộ, ngành quan tâm, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh theo các thông báo kết luận số 132/TB-VPCP, số 235/TB-VPCP, số 518/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ nhằm đẩy nhanh đô thị hóa, xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương;

Xem xét cho nâng cấp đô thị các huyện Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ lên loại IV; Sớm phê duyệt Đề án “Điều chỉnh các KCN Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2035”; Cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ, số thông báo dự kiến quy mô tổng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện;

Cho phép tỉnh xây dựng Đề án “Một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với tỉnh Bắc Ninh” để Bắc Ninh sớm triển khai Đề án trở thành thành phố trực thuộc Trung ương…

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tặng quà lưu niệm các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: BBNĐT.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tặng quà lưu niệm các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: BBNĐT.

7 nhiệm vụ trong tâm với Bắc Ninh trong thời gian tới

Đề cập đến phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nêu rõ, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi phát triển kinh tế, Bắc Ninh cần lưu ý làm tốt một số trọng tâm.

Thứ nhất, Bắc Ninh cần tìm động lực mới cho phát triển và phát triển bền vững trên 3 trụ cột: Kinh tế - Xã hội - Môi trường.

Đẩy mạnh nâng cấp, phát triển đô thị; thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, hạ tầng đô thị và nông thôn quy mô, đồng bộ, hiện đại, nâng cao tỉ lệ đô thị hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển và các tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương gắn với mối quan hệ với vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cả nước.

Nhất là quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy thương mại dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của tỉnh có nhiều khu công nghiệp và công nhân lưu trú.

Thứ hai, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công, đẩy nhanh tốc độ xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng thành phố thông minh, hướng tới chính quyền số, kinh tế số với mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, cải cách hành chính, tiết kiệm được thời gian, chi phí, tăng cường sự minh bạch và chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý, góp phần hình thành nền hành chính chuyên nghiệp, tạo môi trường trong sạch, an toàn, cuộc sống tươi đẹp.

Thứ ba, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, Bắc Ninh cần xác định là nơi để thu hút đội ngũ nhân tài trí thức nhất là trong lĩnh vực khoa học công nghệ, các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam đến đầu tư phát triển; tạo bước đột phá đầu tư vào ngành du lịch, phát triển du lịch Bắc Ninh tương xứng với tiềm năng và lợi thế nhằm đưa Bắc Ninh trở thành nơi đáng sống, điểm đến của du khách và các nhà đầu tư. Chăm lo hơn nữa đời sống người dân, bảo đảm môi trường tốt, các dịch vụ du lịch, tạo ra chuỗi liên kết công nghiệp phụ trợ…

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, trong đó tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp điện tử chủ lực và công nghiệp trong nước; phát triển các khu, cụm công nghiệp theo hướng bền vững. Chú trọng công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề, khu công nghiệp, khắc phục và xử lý nghiêm vi phạm ô nhiễm môi trường.

Trong đó, rà soát và phân loại các dự án đầu tư công làm 3 nhóm chính. Đó là với những dự án đã hoàn thành cần khẩn trương thực hiện các thủ tục thanh quyết toán; đối với những dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2020 thì tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, chỉ rõ khó khăn vướng mắc cụ thể, thẩm quyền giải quyết của cấp nào; rà soát, kiên quyết điều chuyển nguồn vốn đầu tư công từ các dự án có tỉ lệ giải ngân thấp sang các dự án có khả năng hoàn thành, giải ngân cao, nhu cầu vốn lớn mà khi hoàn thành có tác động lan tỏa đối với phát triển kinh tế-xã hội theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ. Phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020.

Thứ năm, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công, giải ngân các dự án, trọng tâm là các dự án trọng điểm, dự án có vốn bố trí lớn, dự án hoàn thành trong năm 2020. Tránh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư công không hiệu quả, lãng phí nguồn lực; đồng thời tích cực giám sát, kiểm tra phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ đầu tư công.

Thứ sáu, chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị, đặt biệt là người đứng đầu phải coi việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2020; tích cực chủ động rà soát, tháo gỡ hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc liên quan đến thủ tục đầu tư, khi triển khai thực hiện các chương trình, dự án và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn ODA theo quy định tại Nghị định số 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng ODA, vay ưu đãi nước ngoài nếu giải ngân không đạt tiến độ, xem xét điều chuyển chủ đầu tư dự án theo thẩm quyền; thực hiện việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng, bảo đảm công khai, minh bạch, bảo đảm nhà thầu có năng lực triển khai thực hiện dự án.

Nhiệm vụ cuối cùng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Bắc Ninh thực hiện tốt các vấn đề xã hội, giải quyết việc làm và hỗ trợ tìm việc làm mới cho lao động mất việc, thiếu việc làm nhất là những người bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19. Tiếp tục quan tâm, chăm lo cho các gia đình chính sách, người lao động, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường đối thoại trực tiếp với người dân; giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở.

Đối với các kiến nghị của tỉnh Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình giao các bộ, ngành tiếp thu, nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

(t/h)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm