| Hotline: 0983.970.780

Bắc Ninh: Tìm giải pháp cấp nước cho 4.800 ha có nguy cơ khô hạn

Thứ Ba 10/12/2019 , 15:13 (GMT+7)

Theo kế hoạch, vụ xuân năm 2020, tỉnh Bắc Ninh sẽ gieo trồng khoảng 36.000 ha, trong đó diện tích lúa khoảng 32.500 ha, cây rau màu khoảng 3.500 ha.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh (thứ hai từ trái sang) kiểm tra tổ hợp công trình đập dâng và trạm bơm Phú Lâm 1 tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh sáng 10/12.

Sáng 10/12, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do ông Nguyễn Văn Tỉnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi dẫn đầu, đã kiểm tra công tác chuẩn bị cấp nước đổ ải vụ đông xuân 2019 – 2020 tại Bắc Ninh.

Gieo mạ 2 đợt

Ông Nguyễn Thế Năng – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Bắc Ninh cho biết, theo kế hoạch, vụ xuân năm 2020, tỉnh Bắc Ninh sẽ gieo trồng khoảng 36.000 ha, trong đó diện tích lúa khoảng 32.500 ha, cây rau màu khoảng 3.500 ha.

Lịch gieo cấy chủ yếu tập trung vào trà xuân muộn, thời vụ gieo mạ chia làm hai đợt. Đợt 1 gieo một phần trước Tết Nguyên đán, tập trung từ ngày 20 – 24/1; đợt 2 gieo diện tích chủ yếu, tập trung từ ngày 27/1 đến 5/2.

Do nguồn nước sông Ngũ Huyện Khê bị ô nhiễm nặng, tỉnh Bắc Ninh phải đầu tư xây dựng đập dâng Phú Lâm để ngăn không cho nguồn nước bẩn chảy ngược vào mùa kiệt.

Từ ngày 23/1 đến ngày 12/2/2020 tập trung bơm đổ ải cho trà lúa xuân trung. Từ ngày 12/2 đến ngày 25/2/2020 tập trung bơm đổ ải cho trà lúa xuân muộn và bơm trữ nước tưới dưỡng.Ông Nguyễn Văn Tỉnh cho biết, theo thông báo của Bộ NN-PTNT, lịch lấy nước phục vụ gieo cấy vụ xuân năm 2020 gồm 3 đợt với tổng số ngày là 18 ngày.

Thời gian lấy nước bắt đầu từ 25/12/2019 đến ngày 23/1/2020, chủ yếu bơm trữ nước vào hệ thống nội đồng, bơm nước làm mạ và tưới cây vụ đông.

Quá trình quản lý nhiều năm cho thấy hệ thống có các vùng trọng điểm khó khăn về nguồn nước. Điển hình như vùng cuối sông Ngũ Huyện Khê thiếu nguồn nước từ trạm bơm Đông Thọ 1 đến trạm bơm Đương Xá; khu vực phía đông đường 38 có diện tích khó tưới. Vùng thứ 3 gặp khó khăn về nguồn nước là cuối các kênh cấp 2 lớn như N4, N6, N8, N23, N35.

Tổng diên tích khó tưới trong hệ thống, thống kê trong nhiều năm khoảng 2.379 ha, chiếm 10% tổng diện tích tưới toàn hệ thống. Còn khu vực Nam Đuống có khoảng 2.400 ha khó khăn về nguồn nước.

Toàn bộ các diện tích khó khăn trên chủ yếu lấy nguồn nước cấp từ sông Đuống và một phần diện tích lấy nguồn nước của sông Cửu.

Tổng cục Thủy lợi đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tập trung lấy nước đổ ải vụ đông xuân trong Đợt 2 xả nước tăng cường của các hồ chứa thủy điện thượng nguồn.

Ông Đặng Công Hưởng – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Băc Ninh cho biết, để phòng, chống hạn vụ đông xuân, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai thực hiện tu bổ, sửa chữa, tích cực hoàn thành kế hoạch làm thủy lợi nội đồng năm 2019. Đồng thời đảm bảo 100% số máy phục vụ thời gian đổ ải vụ xuân có hiệu quả.

Lượng nước trữ các hồ chứa thủy điện khoảng 7 tỷ m3

Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT Bắc Ninh đề nghị Bộ NN-PTNT, Tập đoàn Điện lực trong các thời gian xả tăng mức xả nước về hạ lưu để duy trì mực nước tại Hà Nội ở mức 2,0m trở lên. Qua đó, các công trình thủy nông trên địa bàn có thể lấy được nước thuận lợi, đảm bảo mục tiêu cấp nước đề ra.

Công nhân trạm bơm Phú Lâm 1 đang bảo dưỡng thiết bị để chuẩn bị bơm nước đổ ải phục vụ vụ đông xuân.

Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, năm nay, công tác lấy nước ở khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ sẽ đặc biệt khó khăn do lượng nước trữ tại các hồ chứa thủy điện Thác Bà, Tuyên Quang, Hòa Bình thiếu hụt khoảng 7 tỷ m3 so với trung bình nhiều năm.

Trong khi đó, do lòng dẫn sông Hồng bị hạ thấp nên dù các hồ chứa thủy điện xả tối đa công suất (3.300m3/giây) thì mực nước tại trạm thủy văn Hà Nội cũng không thể đạt 2,2m.

Vì vậy, Bộ NN-PTNT và Bộ Công Thương thống nhất là rút ngắn lịch xả nước tăng cường phục vụ gieo cấy vụ đông xuân 2019 – 2020 so với các năm trước, để đảm bảo an ninh năng lượng trong mùa khô.

Đồng thời, tổ chức các đoàn công tác làm việc với các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và TP Hà Nội để chỉ đạo tập trung lấy nước trong các ngày xả nước.

Trạm bơm Phú Lâm vận hành thử hai tổ máy bơm.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh đánh giá cao sự chủ động của tỉnh Bắc Ninh trong công tác cấp nước phục vụ sản xuất. Thời gian qua, tỉnh đã chi hơn 200 tỷ đồng để đầu tư các trạm bơm mực nước thấp, do đó không phụ thuộc quá lớn vào lịch xả nước tăng cường của các hồ chứa thủy điện như những năm trước.

Còn đối với giải pháp dài hạn, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ đạo các địa phương chuyển đổi trồng lúa sang cây trồng cạn tại các địa phương khó khăn về nguồn nước tại vùng Trung du và Đồng bằng sông Hồng, không để lãng phí tài nguyên quốc gia.

Ông Nguyễn Văn Ty, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống cho biết, với lịch xả nước tăng cường của các hồ chứa thủy điện thượng nguồn như năm nay, Công ty đã  xây dựng phương án tiếp nguồn nước cho những vùng khó khăn.

Ví dụ, trạm bơm Thái Hòa, Kim Đôi sẽ bơm điều tiết nước qua kênh Nam Trịnh Xá đổ về kênh M35 đưa nước tưới đổ ải cho các xã Nam sơn, Hạp Lĩnh, Lạc Vệ, đồng thời tiếp nguồn cho các trạm bơm cục bộ  thuộc khu vực phía Đông đường 38.

Trạm bơm Môn Quảng bơm tưới hỗ trợ vùng cuối Kênh Bắc Như Quỳnh thuộc huyện Gia Bình...

Cũng theo ông Ty, rất mừng là hàng năm tỉnh Bắc Ninh cấp cho công ty khoảng 50 tỷ đồng để sửa chữa các trạm bơm, nạo vét kênh mương để tăng cường khả năng cấp nước trong thời gian tới. Do đó, chúng tôi sẽ nỗ lực để cấp đủ nước phục vụ sản xuất của bà con trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.