| Hotline: 0983.970.780

Băn khoăn tên gọi '1 triệu ha lúa chất lượng cao'

Thứ Hai 22/08/2022 , 20:24 (GMT+7)

Hàng loạt vấn đề về tên gọi, nội dung của đề án liên quan 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL được các cơ quan chuyên môn Bộ NN-PTNT nêu ra chiều 22/8.

Theo dự thảo, tên đầy đủ của Đề án là “Sản xuất bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL nhằm nâng cao giá trị, thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ chế biến, xuất khẩu” (Đề án).

Lua - ĐBSCL-7

Còn nhiều vấn đề cần xem xét trong đề án liên quan 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL. Ảnh: Tùng Đinh.

Trong đó, mục tiêu là xây dựng những vùng nguyên liệu gắn với hệ thống logistics phù hợp, như có thể vận chuyển bằng ghe, bố trí nhà máy sấy và hệ thống kho trong vùng nguyên liệu…

Bên cạnh đó, xây dựng các chính sách đủ mạnh để doanh nghiệp tham gia và đóng vai trò then chốt, quyết định trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ nông dân trong vùng đề án về tín dụng, vay vốn sản xuất để chủ động đầu tư, tránh phụ thuộc vào tín dụng đen, đại lý kinh doanh vật tư.

Tuy nhiên, những hỗ trợ này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi có liên kết sản xuất, hình thành các HTX và hình thành các chuỗi với sự tham gia của doanh nghiệp.

Mặc dù mới ở giai đoạn ban đầu nhưng có rất nhiều ý kiến đóng góp để xây dựng đề án này. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, trước hết cần xác định thế nào là lúa chất lượng cao, sau đó làm rõ xem giá trị của lúa gạo ở ĐBSCL đang ở đâu, nâng lên thế nào.

“Chúng ta phải xác định được tỷ lệ chế biến, xuất khẩu của lúa gạo ở khu vực này là bao nhiêu, sau khi có đề án thì nâng lên bao nhiêu? Để làm được điều đó, cần có những điều tra, khảo sát cụ thể”, Bộ trưởng cho ý kiến.

Ngoài ra, các ý kiến đều đồng thuận về việc xem xét lại tên của đề án, như ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN-PTNT) thì có thể đây không phải là đề án sản xuất nữa mà là đề án về chính sách. Từ đó, xác định được những chính sách nào là cần thiết để đưa vào đề án này và muốn có được chính sách tốt thì cần xuống cơ sở để nắm bắt lại tình hình.

Trong khi đó, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản cho rằng, có 4 đối tượng cần được quan tâm trong xây dựng chính sách của đề án này, đó là nông dân, thương lái, nhà máy xay sát và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho rằng, đề án có thành công được hay không cần xem xét đến mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp và người nông dân khi họ tham gia.

“Nếu muốn người dân tham gia, chúng ta phải chứng minh được khi họ làm theo đề án, thu nhập của họ sẽ cao hơn”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng cho rằng, đề án có thể xem xét để thu hút, thuyết phục được các tổ chức quốc tế cùng đồng hành. Bên cạnh đó, chúng ta cũng hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm của những quốc gia có thế mạnh về vấn đề này, ví dụ như Thái Lan.

Xem thêm
Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuân về trên vùng biên cương

Quảng Bình Bà con dân tộc trên vùng miền núi huyện Bố Trạch đã có thêm cái tết ấm áp khi chương trình 'Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản' đến với bà con.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.