Trong một lần trò chuyện, chị Hoàng Thu Hạnh, một du khách đến từ Hà Nội bảo rằng, đến Quảng Bình mà chưa ăn được món bánh lọc nhân tôm thì coi như chưa biết ẩm thực vùng quê này.
“Nhà tôi cũng thường nhờ bạn bè mua bánh lọc ở Đồng Hới để gửi ra. Nhiều miền quê ở miền Trung vẫn làm bánh lọc, nhưng bánh lọc của Quảng Bình vẫn níu giữ chân du khách và nhớ mãi”, chị Hạnh bộc bạch thêm.
Bánh lọc là món ăn đặc sản được làm từ bột bánh lọc có nhân tôm thịt, nấm tai mèo… dùng với nước chấm chua ngọt; được chọn nằm trong nhóm 30 món bánh hấp ngon trên thế giới, được chuyên trang du lịch CNNGo của hãng thông tấn CNN bình chọn bên cạnh các món bánh bao Thượng Hải, bánh ravioli (Italia), Manti của Thổ Nhĩ Kỳ, Pelmeni (Nga)...
Theo bà Xuân, một thành viên tổ làm bánh lọc nổi tiếng tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), thì trước đây, người nông dân mài củ sắn, lọc tinh bột bằng thủ công để làm ra loại bột dùng làm bánh lọc thơm ngon đậm đà, cất lên hương vị đặc sắc của quê hương Quảng Bình.
“Nhưng ngày nay, người làm bánh đã có nhiều sự lựa chọn về bột làm bánh lọc của các nhà máy. Bột này dẻo, dai và thơm ngon khi làm bánh”, bà Xuân cho hay.
Theo ông Lê Văn Thơ, Giám đốc Công ty Long Giang Thịnh, chuyên sản xuất và cung cấp bột bánh lọc chất lượng cao: "Nhà máy của chúng tôi có công suất chế biến và xuất bán ra thị trường khoảng 10 ngàn tấn tinh bột sắn, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Sản phẩm đã được công nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh, được vinh danh “Thương hiệu Vàng Nông nghiệp Việt Nam” năm 2016, và là “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia” năm 2019.
Sản phẩm tinh bột sắn không chỉ là nguyên liệu lý tưởng để chế biến món ăn nổi tiếng như bánh bột lọc mà còn thích hợp cho nhiều món ăn sáng tạo khác như: súp, cháo bột lọc, chè bột lọc, hạt trân châu, và phụ gia không thể thiếu của nhiều món ăn ngon.
“Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao nhờ chất lượng ổn định và dễ sử dụng, là lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ và đầu bếp trong cả nước, góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Quảng Bình đến với mọi miền”- ông Thơ chia sẽ thêm.
Hiện, nhà máy Long Giang đang bao tiêu sản phẩm sắn nguyên liệu cho cho nông dân các xã An Ninh, Vạn Ninh, Hiền Ninh, Trường Xuân, Trường Sơn… của huyện Quảng Ninh và một phần diện tích trồng sắn của huyện Bố Trạch. Theo ông Lê Văn Thơ, nhà máy cũng đã triển khai một số mô hình liên kết với nông dân trong việc thực hiện mô hình trồng sắn thâm canh với giống mới để kháng bệnh và tăng năng suất cây trồng, cho bà con có thu nhập cao hơn.
Trong năm nay, Công ty Long Giang Thịnh chú trọng tiêu thụ nội địa đối với tinh bột sắn. “Chúng tôi sử dụng bao bì đóng gói với nhãn mác bắt mắt, với trọng lượng 1kg/gói để thuận tiện hơn khi mua hàng và cam kết tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại giá trị tốt nhất cho người tiêu dùng”, ông Thơ nói thêm.