| Hotline: 0983.970.780

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Thứ Năm 16/01/2025 , 10:22 (GMT+7)

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

TP Sa Đéc hiện có 180 hộ sản xuất bột để làm hủ tiếu, bánh canh, nui, phở, bún. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

TP Sa Đéc hiện có 180 hộ sản xuất bột để làm hủ tiếu, bánh canh, nui, phở, bún. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sản phẩm được xuất khẩu sang nhiều quốc gia

Những ngày này, không khí tại làng bột Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi hàng trăm hộ gia đình, cơ sở và doanh nghiệp đang hối hả sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng cao. Nhu cầu sử dụng bột gạo để chế biến các loại bánh mứt truyền thống tăng mạnh, các cơ sở phải tăng ca và nâng cao năng suất.

Bà Võ Thị Bình, Phó Chủ tịch UBND TP Sa Đéc cho biết: Mỗi ngày, làng nghề sản xuất khoảng 95 tấn bột tươi (tương đương 50 tấn bột khô). Từ bột gạo, các cơ sở chế biến ra nhiều sản phẩm như hủ tiếu, bánh canh, nui, phở, bún, bánh tầm, bánh phồng tôm, ống hút, snack và các loại bánh khác. Sản phẩm không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, Hồng Kông, Singapore, Canada, Mỹ, Đức, Campuchia và Lào, mang lại doanh thu hàng năm trên 1.500 tỷ đồng.

Đáng chú ý, với sự hỗ trợ từ kinh phí khuyến công của tỉnh và địa phương, nhiều cơ sở và doanh nghiệp đã đầu tư áp dụng máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc ứng dụng khoa học công nghệ không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới phát triển bền vững cho làng nghề.

Máy hút chân không giúp bột nhanh khô hơn thay vì trước đây phải dùng đá dằn cho ráo nước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Máy hút chân không giúp bột nhanh khô hơn thay vì trước đây phải dùng đá dằn cho ráo nước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gìn giữ và phát triển làng nghề trăm năm tuổi

Ông Nguyễn Văn Ân, chủ một cơ sở sản xuất bột tại xã Tân Phú Đông, chia sẻ: “Nhờ áp dụng máy móc hiện đại, cơ sở chúng tôi không chỉ nâng cao chất lượng bột mà còn giảm được thời gian sản xuất, đáp ứng kịp thời các đơn hàng lớn trong dịp Tết”.

Anh Phạm Thế Hải, Giám đốc Công ty CP Tinh Bột Xanh, nhận định: Thành công của các sản phẩm sau bột phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nguyên liệu bột gạo Sa Đéc. Chúng tôi tự hào khi sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP từ 3-5 sao nhằm phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Theo Phòng Kinh tế TP Sa Đéc, sự phát triển của làng bột trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế địa phương. Thành phố cũng đang nỗ lực tìm hướng phát triển bền vững cho làng nghề trăm năm tuổi này, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần lao động hăng say, làng bột Sa Đéc đang sẵn sàng cung ứng những sản phẩm chất lượng cao, phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Đồng thời khẳng định vị thế của một làng nghề truyền thống đang phát triển mạnh mẽ và bền vững ở vùng Đất Sen Hồng.

Hiện tại, địa phương đã hình thành và duy trì hoạt động tương đối hiệu quả 1 điểm du lịch cộng đồng tại làng nghề truyền thống sản xuất bột. Tại đây, trưng bày giới thiệu quy trình sản xuất bột Sa Đéc qua các thời kỳ, sản phẩm sau bột và ẩm thực các món ăn chế biến từ bột gạo.

Làng bột gạo danh tiếng Sa Đéc được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Làng bột gạo danh tiếng Sa Đéc được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nghề làm bột Sa Đéc trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa nghề làm bột gạo Sa Đéc ở xã Tân Phú Đông và phường 2, TP Sa Đéc vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian.

Xem thêm
4 nhóm sản phẩm hợp thành ngành dừa xuất khẩu tỷ đô

Xuất khẩu dừa Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để tăng trưởng, đặc biệt trong các lĩnh vực chế biến sâu và sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Thu nhập người lao động Cao su Krông Búk đạt trên 10 triệu đồng/người/tháng

Đắk Lắk Kết quả sản xuất kinh doanh hiệu quả đã giúp đời sống người lao động Công ty Cao su Krông Búk ngày càng được nâng cao, bình quân đạt trên 10 triệu đồng/người/tháng.

Hà Nội điều chỉnh cục bộ quy hoạch Khu Tái định cư X2 Kim Chung

Hà Nội giao huyện Đông Anh tổ chức lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Khu Tái định cư X2 Kim Chung thuộc địa bàn xã Kim Chung, Võng La...

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bình luận mới nhất