| Hotline: 0983.970.780

Báo động sụt lún đất do khai thác nước ngầm

Thứ Ba 18/06/2013 , 09:40 (GMT+7)

Phần lớn diện tích tỉnh Cà Mau báo động có thể nằm dưới mực nước biển trong vài thập kỷ tới.

* Bán đảo Cà Mau lún đất 1,56-2,30 cm/năm

Ngày 17/6, tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng, Đại sứ hoàng gia Na Uy Stale Torstein Risa và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đồng chủ trì Hội thảo khoa học Quốc gia về Kết quả dự án nghiên cứu giai đoạn 1 - Sự lún đất của Bán đảo Cà Mau. Hơn 20 đại biểu lãnh đạo các cơ quan thuộc Văn phòng Chính phủ, các Bộ NN-PTNT, Tài Nguyên - Môi trường, Khoa học - Công nghệ và các nhà khoa học các Viện, trường Đại học; lãnh đạo các tỉnh, thành phố ĐBSCL tham dự.


Hội thảo khoa học về Sự lún đất tại Bán đảo Cà Mau

Báo cáo đánh giá kết quả nghiên cứu khởi đầu từ tháng 5/2012 đến nay của TS Kjell Karlsrud - Giám đốc kỹ thuật Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy (NGI) kết luận sơ bộ: Sự lún đất do bơm nước ngầm có khả năng là mối đe dọa nghiêm trọng. Phần lớn diện tích tỉnh Cà Mau báo động có thể nằm dưới mực nước biển trong vài thập kỷ tới. Đây cũng là vấn đề chung ở các tỉnh ĐBSCL có điều kiện địa chất tương tự với một lớp phủ đất sét dẻo trên tầng có nước ngầm để bơm.

Hiện nay tỉnh Cà Mau có 109.096 giếng với tổng lưu lượng bơm 373.000 m3/ngày đêm. Với dân số toàn tỉnh hơn 1,2 triệu người, tính ra trung bình tiêu thụ 310 lít/ngày/người, rất cao so với mức trung bình trong nước khoảng 80-120 lít/ngày/người. Đây có thể là nguyên nhân chính gây ra sụt lún, gây mất đất và mực nước biển dâng ở Cà Mau đã tăng lên khoảng 12 cm. Lún không những tác động đến toàn dòng chảy và xâm nhập mặn mà còn làm cho bờ biển dễ bị xói mòn. Hậu quả làm mất đất tự nhiên, rừng ngập mặn suy giảm dẫn đến xói mòn mạnh hơn và dâng sóng khi có bão; tràn ao cá, ao nuôi tôm và ruộng lúa; tăng độ mặn trong kênh rạch và sông; xâm nhập mặn vào tầng ngậm nước nước ngầm.

Nhóm chuyên gia nghiên cứu của Viện khoa học địa chất và khoáng sản đồng ý với quan điểm của NGI và đưa ra giả thiết một số yếu tố có thể góp phần gây xói lở, sụt lún ở Cà Mau do khai thác quá mức nước ngầm với tốc độ 1,56-2,30 cm/năm (theo cách tính của NGI) thay vì 1,9-28 cm/năm; hoặc khoảng 110.000 giếng khoan khai thác nước ngầm không phân bố đều trên địa bàn tỉnh mà chỉ tập trung vào một vài nơi ở đô thị. Đó sẽ là nơi có thể xảy ra lún lớn hơn nhiều. Do đó kiến nghị các hạng mục công việc dự kiến như khảo sát địa chất - địa kỹ thuật, thiết lập hệ thống/mạng lưới quan trắc và tính lún như đo áp lực nước lỗ rỗng, thiết lập các mốc quan trắc lún cả trên mặt đất lẫn dưới sâu và quan trắc lún bằng cả công nghệ viễn thám INSAR… là rất hợp lý và cần thiết.

TS Kjell Karlsrud kiến nghị, nếu kết quả xác nhận kịch bản lún là đúng cần có khuyến cáo hành động trước mắt: Ngăn chặn hoặc hạn chế bơm nước ngầm trong tương lai, tìm kiếm các hệ thống thay thế cho nguồn cung cấp nước ngầm.

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ôtô BMW tự bốc cháy khi đang đỗ

Khoảng 12h ngày 2/5, trên đường Ngô Thì Sỹ, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông một chiếc ôtô nhãn hiệu BMW đỗ ven đường đột nhiên bốc cháy dữ dội.