Bên ngày rất rộng

. - Thứ Bảy, 09/07/2022 , 13:34 (GMT+7)

Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài, bút danh Hoài Ngọc. Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM. Giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 2007 với truyện ngắn Thung lam.

Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài.

Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài.

Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài, bút danh Hoài Ngọc, sinh năm 1972, quê quán Quỳnh Lưu – Nghệ An. Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM. Giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 2007 với truyện ngắn Thung lam.

"Em và Trịnh". Đi hay không? Cô chị rủ đi, mẹ và em chưa hưởng ứng, chưa đồng hứng nên thôi. Thời nay cái xem nhiều quá, không khát, không hứng như ngày xưa mỗi khi có kịch hay phim ở bãi, ở rạp... Tôi chợt nhớ lại và thấy, cách đến với những bộ phim, vở kịch thời của con và của mình khác thật nhiều.

Vào hôm thuận lợi, tôi thấy nên cùng các con chia sẻ khoảnh khắc phim rạp lần này, nên đưa, nên cùng các con đi xem... bởi đó là một tài năng âm nhạc mà ba mẹ con cùng biết, cùng yêu thích những bài hát của ông, bởi đó là một con người giàu tố chất nghệ sĩ, trải qua những dữ dội của thời đại với những không gian lịch sử điển hình; là chiến tranh và hòa bình, là chia rẽ và thống nhất, là đói khổ, túng quẫn và đổi mới với Huế, Sài Gòn, cao nguyên rồi rộng dần thêm, và những bản lề, mốc, bước chuyển của thời đại như thế thì tâm hồn, tài năng, tính cách ấy đã hình thành, mạnh lên như thế nào?

Tôi nghĩ, lịch sử, văn hóa và số phận mỗi cá nhân trong sự liên quan nhiều mặt... là không dễ hiểu. Đứa con tuổi mười lăm cảm nhận sẽ khác, nhưng đó là độ tuổi có thể bắt đầu xem, cần xem những bộ phim như thế. Đúng là để dễ hiểu quyển sách, bộ phim, câu chuyện nào đó, hay bất cứ gì... đều cần có sự phù hợp về vốn hiểu biết. 

Tôi biết sự quan trọng của phông nền văn hóa mỗi cá nhân, là cái mà con người ta luôn phải bồi đắp, nếu không vẫn thấy mình hiểu chuyện, mình lớn và già theo thời gian nhưng rất sợ là sẽ hiểu, lớn và già theo một hướng, một cách khác, đó là sự nghèo thiếu, lồi lõm, lổn nhổn, lệch lạc.

Ai cũng muốn mình rồi mong mỏi con mình luôn khát khao hiểu biết, khiến phải tìm tòi, học tập, để thấy, bất cứ điều gì cũng nhờ thế mà cảm thụ được chính xác hơn, tốt hơn. Tất cả vẫn phải bồi đắp từng ngày, từng chút, và sự bồi vun này thật không dễ dàng khi cuộc sống có nhu cầu lớn về; ăn, mặc, chơi... tiện sẵn bao thứ cướp mất thời gian, bải hoải vì ôm lấy nhiều thứ, rồi ngoảnh lại chỉ thấy những cùn mòn.

Xem, các con sẽ cảm nhận được những gì phù hợp với mình. 

Nhưng, lựa chọn, tài năng, nhân cách, số phận ấy... trong những biến động đời sống, tại sao lại như thế và cuối cùng là gì? Là chúng ta xem, nghe, nhận thức và cần suy nghĩ nghiêm túc về rất nhiều điều khác nữa của cuộc sống.

Tôn thờ cái đẹp, cái đẹp rất tinh diệu đã nên thơ nên nhạc ấy. Nâng niu những cái đẹp, nhiều lắm, trái tim không đủ sức ôm chứa. Những trẻ trung bỡ ngỡ với tình yêu, với bao cái đẹp ở đời, những trôi nổi, đẩy đưa và kiên định. Càng sống, đau buồn mất mát nhiều hơn, cái đẹp, cái được cũng nhiều thêm, bao mong manh xô dạt nhưng vẫn giữ được chắc chắn như vậy một cõi đẹp riêng cho mình và cho mọi người nữa...

Chiến tranh, miền hoang vắng, cô đơn, nhộn nhịp thành đô, bầu bạn, những sẻ chia, trao gửi, giai điệu bất tử... những gì của một kiếp người đã tròn trĩu? Yêu và trĩu buồn thương, mê đắm. Có cái đau mà vẫn đẹp. Cái đẹp, sự cô đơn, nỗi buồn đau đã làm tâm hồn nghệ sĩ ấy sáng thêm và thể hiện ra thật nhẹ nhàng. 

Đúng, nó chỉ là một phần, "Em và Trịnh"! Một cuộc đời, một tài năng còn rất nhiều điều nữa... Nghệ thuật, nghệ sĩ và những sáng tạo, những thời đại và mỗi cá nhân... nào, hãy tự tìm hiểu, tự cảm nhận. Những gì chúng ta biết trong thế giới này luôn luôn chỉ là một phần nhỏ mà thôi và những bồi đắp là vô cùng là không bao giờ ngừng.

Hồ Thị Ngọc Hoài

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt là chuyên mục mới trên báo Nông nghiệp Việt Nam, được đặt theo tên một cuốn sách của Giáo sư Cao Xuân Hạo, nhà ngữ học và là một trí thức tinh hoa của đất nước.

Tên chuyên mục cũng nói hộ sự kỳ vọng kiến tạo và chấn hưng những giá trị đang bị xô lệch bởi cơn bão thời đại vốn lẫn nhiều gió độc. Ở đây, các nhà nghiên cứu và người Việt nói chung quan tâm đến văn hóa dân tộc sẽ góp tiếng nói sâu sắc, chính trực trong một khát vọng chung nhằm góp phần xây dựng những nền tảng quan yếu cho một xã hội tốt đẹp trong hiện tại và cho tương lai.

Rất mong nhận được sự ủng hộ, chia sẻ và cộng tác của những bậc thức giả cùng bạn đọc yêu mến!

Bài viết cho chuyên mục xin được gửi về Báo Nông nghiệp Việt Nam, 14 Ngô Quyền, Hà Nội. Email: baonnvnts@gmail.com.

Hoặc liên hệ người phụ trách chuyên mục: Ông Tô Đức Huy, Trưởng ban Thư ký Tòa soạn; Điện thoại: 0913.378.918; Email: toduchuy75@gmail.com.

NNVN

 

 

.
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ10

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?10

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.