Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

Phạm Tuấn - Thứ Bảy, 11/05/2024 , 11:22 (GMT+7)

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Cuộc tọa đàm diễn ra chiều 10/5 tại Phú Yên.

“Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay” được tổ chức chiều 10/5 tại thành phố Tuy Hòa, với mong muốn, tạo được một diễn đàn chuyên môn cho những ý kiến chân thành và sâu sắc của giới cầm bút. Qua những góc nhìn khác nhau, các tác giả có dịp tương tác và kích hoạt cảm hứng sáng tạo cho nhau, để có được những tác phẩm hay trong tương lai.

Tọa đàm “Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay” có sự góp mặt của nhiều nhà văn, nhà thơ TP.HCM quen thuộc với độc giả như Bích Ngân, Hoàng Đình Quang, An Bình Minh, Cao Quảng Văn, Đặng Nguyệt An, Thiên Hà, Võ Thế Chương, Nguyễn Bính Hồng Cầu, Trần Mai Hường, Nguyên Hùng, Hiền Nguyễn… Và những gương mặt tiêu biểu trong hoạt động văn nghệ của tỉnh Phú Yên như Phương Trà, Bùi Văn Thành, Hải Sơn, Trần Văn Lan, Lý Thị Thủy…

Tác phẩm là giá trị tồn tại của người sáng tạo. Và tác phẩm hay là thành quả thụ hưởng của cả cộng đồng. Sự thật hiển nhiên đó đã được khẳng định xưa nay. Thế nhưng, từ tác phẩm đến tác phẩm hay, vẫn có những khoảng cách mơ hồ của sự đánh giá và sự tiếp nhận.

Câu hỏi: “Thế nào là một tác phẩm hay?” tưởng chừng rất cũ mà vẫn rất mới. Bởi lẽ tùy từng hoàn cảnh, tùy từng mục đích, tùy từng nhu cầu mà khái niệm “tác phẩm hay” phải gánh vác thêm những sứ mệnh đôi khi nằm ngoài phẩm chất nghệ thuật. Mặt khác, sự sàng lọc của thời gian rất khắc nghiệt, có những tác phẩm gây xôn xao một giai đoạn rồi chìm vào quên lãng, thì không thể xác lập vị trí “tác phẩm hay”.

Lịch sử văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm hay. Văn học chữ Hán và chữ Nôm để lại nhiều di sản của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến… Bước sang văn học chữ quốc ngữ, cũng có những tác phẩm hay đồng hành cùng sự phát triển dân tộc.

Thế nhưng, với đặc thù của một đất nước phải cầm súng đánh đuổi ngoại xâm và gánh chịu hậu quả chiến tranh kéo dài trong thế kỷ 20, đã có lúc văn học Việt Nam chấp nhận lối viết phản ánh hiện thực là phương pháp sáng tác đắc dụng và duy nhất. Cho nên, khái niệm “tác phẩm hay” cũng bị chi phối bởi những cách đánh giá và định lượng tương đối hạn chế. Thậm chí, có lúc “tác phẩm hay” được cân đong bằng những nguyên tắc tư tưởng và thẩm mỹ của một “tác phẩm tốt” có ý nghĩa minh họa cho chủ trương nhất định.

Hiện nay, xu hướng hội nhập toàn cầu đã tạo điều kiện cho các tác giả được tìm hiểu và thử sức với nhiều phương pháp sáng tác đa dạng hơn, mới mẻ hơn. Đồng thời, sự tiến bộ công nghệ thông tin, mà tiêu biểu là sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo AI, cũng không ngừng đòi hỏi những tư duy khác, những đột phá khác của mỗi tác giả trên con đường tìm kiếm độc giả ngày càng khó tính hơn.

Nhà thơ Chế Lan Viên (1920-1989) trong di cảo, đã nhắc nhở: “Bạn đọc cần những bài thơ như tâm hồn thứ hai của họ/ Ngoài tâm hồn họ ra, họ cần thêm một tâm hồn/ Sao anh tả cảnh, tả nhà, tả ao, tả phố/ Để thêm anh vào họ rồi, cho họ trăm thứ rồi, họ vẫn cô đơn”.

Tọa đàm “Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay” đã thảo luận xung quanh các vấn đề cốt lõi: Tác phẩm hay cần những yếu tố gì để chinh phục công chúng? Tác phẩm hay có cần tính thời sự để phản ánh kịp thời những sự kiện nóng bỏng? Tác phẩm hay có nên chiều chuộng thị hiếu để thỏa mãn thị trường phát hành? Tác phẩm hay có phải nhọc nhằn theo đuổi những cách tân cầu kỳ, bí hiểm? Tác phẩm hay dựa trên tiêu chí gần gũi hay xa lạ với đám đông?

Tiến sĩ Hiền Nguyễn phát biểu tại tọa đàm.

Tiến sĩ Hiền Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch của Hội Nhà văn TP.HCM, chia sẻ: “Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tác phẩm hay phải đặt trong tương quan giữa tính cá thể và tính cộng đồng, tính địa phương và tính toàn cầu. Việt Nam hiện nay vẫn còn quá ít tác phẩm hay được chuyển ngữ để bước ra thế giới”.

Nhà văn Trần Luân Tín, một tác giả cựu chiến binh từng có cuốn sách “Được sống và kể lại” đoạt giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM, cho rằng nên đặt các tiêu chí đánh giá tác phẩm hay vào bối cảnh xã hội. Xã hội đang xô đẩy trong sự phát triển của công nghệ, của tiện ích và cũng xô đẩy cảm xúc của những người cầm bút. Trong tiếp nhận hiện nay, sự chân thực đang bị đẩy lùi, cảm xúc đang bị đẩy lùi, sự vụ lợi đang xông lên.

Còn rất nhiều băn khoăn nữa đọng lại sau cuộc tọa đàm, mà những người sáng tác phải có trách nhiệm trực tiếp đối diện và truy vấn cho chính mình, cho bạn đọc. Bởi lẽ, tìm ra đáp án cho sự tiếp nhận về một tác phẩm hay, nghĩa là đã mở được cánh cửa đầu tiên cho hành trình viết nên những tác phẩm hay.

Phạm Tuấn
Tin khác
Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh
Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh

Nhà thơ xứ Nghệ Trần Quang Khánh chắt chiu cảm xúc những ngày quân ngũ và những năm dạy học để gửi gắm vào vần điệu chân thành và sâu lắng.

Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái
Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái

Vẻ đẹp núi rừng ở miền tây xứ Nghệ được tác giả Hữu Vi phác họa sinh động và quyến rũ qua tập truyện ngắn ‘Cái chết của bầy ong’.

Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm
Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm

Nhà văn Sơn Nam đã được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu, và chuyên luận ‘Khí chất Nam Bộ qua truyện Sơn Nam’ chứng minh rằng ông có thêm một khách tri âm nữa.

Học giả Nguyễn Đình Tư lần thứ hai nhận Giải thưởng sách quốc gia
Học giả Nguyễn Đình Tư lần thứ hai nhận Giải thưởng sách quốc gia

Học giả Nguyễn Đình Tư ở tuổi 104 được trao giải A của Giải thưởng sách quốc gia 2024 với công trình nghiên cứu về lịch sử đô thị phương Nam.

Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi
Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi

Đào tạo tiếng Việt tại Lào có thêm một địa chỉ mới ở Viên Chăn, với sự phối hợp giữa Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào.

Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc
Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc

‘Ký ức không phai’ là cuốn sách ghi lại kỷ niệm gắn bó với Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève.

Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện
Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện

Tâm sự nghề nghiệp của những người đã và đang đứng trên bục giảng với nhiều kỷ niệm khó quên, càng trở nên ấm áp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cô giáo Nùng khơi chuyện văn chương cùng học trò
Cô giáo Nùng khơi chuyện văn chương cùng học trò

Cô giáo người Nùng Lý Thị Thủy đang dạy văn ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Phú Yên, vừa ra mắt cuốn sách lý luận phê bình có tên gọi ‘Khơi chuyện’.

Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc
Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc

Tủ sách Văn Hóa Việt của Chibooks chính thức ra mắt độc giả đất nước tỷ dân tại Tuần lễ văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 tại thành phố Nam Ninh.

Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?
Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật mới cho ra mắt cuốn sách 'Nguyễn An Ninh – Không ăn mày tự do' (2024) của tác giả Trần Viết Nghĩa. Sách mới mà quá nhiều lỗi sai hết sức sơ đẳng.

Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ
Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ

Sứ mệnh người thầy luôn gắn liền với sách, được các diễn giả đề cao tại talk show diễn ra ở Đường sách TP.HCM nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’
Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’

Họa sĩ Xu Man được nhà văn Trung Trung Đỉnh lấy làm cảm hứng sáng tác truyện dài ‘Con thiêng của rừng’ dày 124 trang, do Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành.