Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Nguyễn Minh Châu - Chủ Nhật, 21/04/2024 , 10:53 (GMT+7)

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Bay đến Katmandu, thủ đô nước Nepal

Lần đầu tôi đến thủ đô Katmandu của nước Nepal, nơi có độ cao 1.338 m. Phi trường Katmandu nhỏ, và còn nhỏ lắm so với phi trường Nội Bài. Xe chở hành lý của hành khách được chở trên thùng tự chế, rồi được kéo đi bằng máy cày. Khu nhận hành lý thì quá chật chội, nhỏ hẹp. 

Vừa ra khỏi phi trường, chúng tôi được đón, mời lên 2 chiếc xe 4 chỗ, đưa về khách sạn High View Resort, vùng Dhulikhel cách phi trường 30 km về hướng Đông.

Dọc đường đi, tôi thấy xe máy 2 bánh, xe hơi, xe tải lớn nhỏ đều được sản xuất từ Ấn Độ, các hãng xe lâu đời như Bajaj, Maruti, Tata, v.v... 

Các xe đẩy tay bán trái cây, bán rau cải, bên lề đường thì y như bên Ấn Độ. Các loại trái cây được bán cũng là nho xanh, chuối già, lựu đỏ, táo đỏ, quýt... cũng y như bên Ấn vào lúc này. 

Đường đi về khách sạn hầu hết đang được mở rộng, hay đang làm cống thoát nước. Gần như, cả đoạn đường đã đi qua là công trường đang xây dựng, bụi bay đầy. Do vậy, xe chạy rất chậm. 

Khi gần đến, tôi thấy bắt đầu có những thửa ruộng nhỏ, là những ruộng trồng lúa mì, trồng cây cải dầu, hoặc là các loại đậu, tất cả đã đến ngày thu hoạch. 

Đi tầm 40 phút, chúng tôi đã đến khách sạn High View Resort. Ngó chung quanh chỗ ở, tôi thấy có nhiều khách sạn. Nhiều khách sạn ở đây đều có tên mang chữ Hymalaya.

khách sạn High View Resort

Hỏi anh bạn người Nepal về độ cao chỗ này, anh nói là 1.560 m so với mặt biển. Các khách sạn ở đây đều hướng về phía các dãy núi thấp, trên đó có nhà, các ruộng bậc thang khá đẹp.

Xa xa, sau các dãy núi này, là đỉnh của dãy núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn lúc ẩn, lúc hiện, và phủ đầy tuyết trên đỉnh.

Nhìn rõ núi tuyết từ máy bay

Tối hôm đó, dù đã cuối tháng 3, và ở trong phòng, chúng tôi vẫn thấy lạnh (nhiệt độ là 13°C). Một anh đến cái máy sưởi tìm hiểu, rồi bật lên. Nhờ vậy, mà chúng tôi mới ngủ được. Đêm đầu tiên, dù đang ở trong vùng Hy Mã Lạp Sơn, tôi vẫn ngủ ngon, do đi đường xa từ Bangkok đến đây.

Đến Bandipur, thành phố cổ hay 'thành phố bị lãng quên' 

Từ chỗ tôi ở, khách sạn High View Resort, lúc 10g sáng, chúng tôi khởi hành đi đến TP cổ Bandipur. Đoạn đường sẽ đi chỉ có 132 km, nhưng phải mất tầm 6 tiếng. Xe chạy trên con đường Tơ lụa ngày xưa (từ Tây Tạng sang Nepal, rồi sang Ấn Độ, thực hiện việc trao đổi hàng hóa giữa các nước). Giữa con đường Tơ lụa này, có TP cổ Bandipur xinh đẹp trên núi cao, mát mẻ làm chỗ nghỉ ngơi cho các thương nhân ngày xưa. Tầm 4g chiều thì xe đến thành phố Dumre. Ngó lên núi cao, bên tay trái, mọi người đều thấy được cái tòa nhà nhỏ xíu ở trên đỉnh núi. Những người đã đi rồi cho biết xe sẽ leo lên đến cái tòa nhà đó. Xe rẽ trái, bắt đầu leo núi. Đường núi nhỏ hẹp, lại có nhiều đèo, nhiều chỗ xe phải quẹo rất gắt như cái cùi chỏ, mà không hề có ta luy bảo vệ như ở các đèo đi Đà Lạt. Ngồi trong xe ngó bên ngoài, nhất là những lúc 2 xe tránh nhau, chúng tôi thầm niệm Phật cho đoàn đi đến nơi, về đến chốn. 

Tầm 5g chiều, xe đã leo lên đến đỉnh của TP Bandipur rồi. Tất cả chúng tôi đều khen tài xế quá giỏi. Lấy hành lý xong, chúng tôi được hướng dẫn đi bộ một đoạn ngắn để đến khách sạn Kaush Inn, ngay trung tâm thành phố.

Thành phố bị lãng quên Bandipur

Thành phố này rất đẹp, nét đẹp của một thành phố Châu Âu. Tôi thấy có rất nhiều khách sạn, hầu hết chỉ có 1-3 lầu.  

Khách sạn tôi ở có 1 trệt, 3 lầu, không có thang máy, nên phải đi bộ lên phòng. Khi vào phòng, thì phòng tôi ngăn 2 phòng nhỏ, có thiết kế đẹp, tường sơn màu vàng rất sáng sủa, cả 2 phòng đều có cửa sổ ngó xuống phố. Ở đây độ cao là 1.344 m, nên trong phòng không thấy trang bị máy sưởi như lúc ở khách sạn High View Resort gần Katmandu.

Dậy sớm đi ngắm mặt trời mọc và chùa Một Cột

Sáng hôm sau, mọi người hẹn nhau dậy sớm lúc 5g 30, để đi ngắm mặt trời mọc. Đi bộ theo sự hướng dẫn của thầy Huyền Diệu chừng 10 phút là đến một đỉnh núi trống trải hoàn toàn ở gần đó, để chờ ngắm mặt trời mọc.

Ngắm cảnh mặt trời mọc mà xa xa phía sau nó là núi Tuyết thì rất đẹp. Đây là nơi ngắm mặt trời mọc tuyệt vời, mặt trời hiện rõ, không bị bất kì thứ gì che khuất. 

Mặt trời mọc trên đỉnh núi Bandipur.

Mặt trời mọc trên đỉnh núi Bandipur.

Lúc ngắm mặt trời mọc, Thầy cho chúng tôi uống trà sữa Ấn Độ, thật là không còn gì hơn ly trà sữa lúc này, xa xa, mây và núi chen nhau ở bên trên.

Chùa Phật giáo Tây Tạng, gần bên chùa Một Cột Việt Nam.

Chùa Phật giáo Tây Tạng, gần bên chùa Một Cột Việt Nam.

Một lát sau khi ngắm mặt trời mọc, chúng tôi đi bộ một quãng rất ngắn để đến chùa Một Cột gần đó. Tôi thấy chùa đang xây, to, đã xong phần thô. Bên cạnh chùa Một Cột, có một chùa của Phật giáo theo kiểu Tây Tạng, do một người Nepal xây dựng. Chùa Tây Tạng này có kích thước nhỏ, do một cá nhân xây nên. Chùa này, theo tôi nghĩ là nơi hộ pháp cho chùa Một Cột Việt Nam đang xây, vì là chỗ tạm trú cho một anh từ An Giang đến để giúp thầy coi xây dựng chùa có chỗ ở, và là chỗ cho đoàn chúng tôi hôm đó vào chánh điện đề cầu nguyện cho Phật Pháp được phát triển ở đây, dưới sự chủ trì của thầy Huyền Diệu.

Nơi này quá đẹp, mây và núi xen lẫn nhau. Chắc đó là lí do mà thầy quyết định chọn nơi đây để xây ngôi chùa thứ 3 của đời mình. Sau này, khi có người Việt Nam sang du lịch Bandipur, khi thấy chùa Một Cột, họ sẽ biết ngay là trước đây đã có người Việt Nam đến đây rồi. 

Đoàn đi chiêm bái thánh tích Phật giáo lần này khi đến chùa Một Cột đang ở giai đoạn thi công cuối cùng, chúng tôi rất bất ngờ, vì trước đó không ai nghe thầy nói gì về việc này. Nhưng bây giờ, đến đây thì thấy chùa đã sắp xong rồi. Thầy nói hy vọng khi khánh thành sẽ có một số quý vị sang dự.

Sau khi về nước, tôi hỏi thêm, để viết bài cho chính xác, thì thầy cho biết ngôi chùa Một Cột ở Bandipur này lớn gấp ba lần ngôi chùa Một Cột ở Hà Nội. 

Về người thầy kính mến đang xây chùa Một Cột

Chỗ xây chùa Một Cột này ở cách khách sạn High View Resort tầm 7 tiếng, và cũng cách chùa Việt Nam Phật Quốc Tự Lâm tì ni tầm 7 tiếng. Để đến đây, dù thầy đi từ đầu nào trong hai nơi trên, thì đều phải qua rất nhiều đèo nguy hiểm, và đường rất xấu, xe phải chạy rất chậm, chỉ 30 km/giờ. Đi lại quá khó khăn vất vả, mà dù đã 80 tuổi thầy vẫn đi lại rất thường xuyên để chỉ đạo việc xây chùa Việt Nam trên núi cao hiểm trở. Khó khăn không làm thầy chùn bước.

 Đi với chúng tôi, những người trẻ hơn thầy nhiều, mà thầy vẫn luôn luôn là người đi trước xa. Tôi thật sự rất vui mừng cho sức khỏe của thầy. Cả thân, cả tâm của thầy đều rất vững mạnh. Thầy quá vững vàng, một thân một mình, thầy vẫn đi tới, đi lui để coi xây chùa mới, và để đón tiếp các đoàn sang chiêm bái đất Phật. So với tôi, nay 72 tuổi, thì thầy khỏe hơn tôi, hơn cả nhiều anh chị trẻ cùng đi chiêm bái lần này, vì thầy lúc nào cũng leo núi trước chúng tôi.  

Chúng tôi cầu mong ơn trên gia hộ cho thầy được khỏe mạnh để dẫn dắt Phật tử đi chiêm bái các thánh tích Phật Giáo ở Ấn Độ, ở Nepal, hay đi thăm các điểm có liên quan đến Phật pháp ở vùng núi Hy Mã Lạp Sơn như lần này.

Dù là chùa mới ở tận vùng Hy Mã Lạp Sơn xa xôi, tôi tin chắc là các tượng Phật, các tượng Bồ Tát, mỏ, chuông, trống bát nhã, và đại hồng chung đều sẽ được thầy mang từ Việt Nam sang, như 2 chùa trước đây. 

Kính chúc thầy khỏe mạnh, sớm hoàn thành ngôi chùa thứ 3 của đời mình, sau 2 ngôi chùa ở Bồ Đề đạo tràng (Ấn Độ) và ở Lâm tì ni (Nepal). Điều đáng nói là cả hai chùa đã xong đều rất rộng, to, cao, đẹp, và rất Việt Nam. Không chỉ một mình tôi, mà tất cả những người có mặt hôm đó đều rất kính trọng và quý mến thầy khi chứng kiến ngôi chùa thứ 3 của thầy đang hình thành. Thầy không kêu gọi chúng tôi góp gì hết cho cái chùa đang xây. Thầy cho hay đã lo được hết rồi, và không nhận đóng góp để xây chùa Một Cột này nữa. Thầy thật đáng kính.

Chùa Một Cột đang hình thành trên đỉnh núi T.P Bandipur

Ghi chú: Cách đến thành phố cổ Bandipur

- Từ Katmandu đi xe đò đến TP Dumre. Ở đó xuống xe, rồi đón xe bus nhỏ để lên Bandipur. Tôi thấy rất nhiều khách Tây đi cách này. 

- Cách thứ 2, nếu đi đông người hơn, từ Katmandu thuê xe 7 chỗ, hay 15 chỗ đi thẳng đến TP Bandipur.

- Hiện đã có nhiều kênh giới thiệu Bandipur, trên Youtube, các anh chị bấm chữ Bandipur, Nepal sẽ thấy nhiều hình ảnh về thành phố xinh đẹp này.

Nguyễn Minh Châu
Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông
Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông9

Sự quan ngại về kênh đào Funan Techo thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại.

7 sự thật thú vị về Ngày Trái đất
7 sự thật thú vị về Ngày Trái đất

Ngày Trái đất 2024 kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe cộng đồng.

Nhiều nước châu Á đã có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen
Nhiều nước châu Á đã có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen

Nhiều nước Châu Á đã hoàn thiện khung pháp lý cho các loại cây trồng chỉnh sửa gen và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen.

Phân vùng quản lý nước trong nuôi biển xa bờ: Nhìn từ Hoa Kỳ
Phân vùng quản lý nước trong nuôi biển xa bờ: Nhìn từ Hoa Kỳ

Vướng mắc lớn nhất của ngành nuôi biển Hoa Kỳ là thiếu khung pháp lý để quy hoạch phân vùng biển và đảm bảo an toàn môi trường.

Trang trại giữa sa mạc, sản lượng 3.000 tấn mỗi năm
Trang trại giữa sa mạc, sản lượng 3.000 tấn mỗi năm

'Tháp trồng cây' của IGS, trông giống bãi đậu xe nhiều tầng, là môi trường được kiểm soát, giám sát và điều chỉnh lượng nước, phân bón một cách cẩn thận.

6 lời khuyên cho các hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ thích ứng biến đổi khí hậu
6 lời khuyên cho các hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ thích ứng biến đổi khí hậu

Chuyên gia đưa ra 6 lời khuyên thiết thực cho các hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, đặc biệt ở vùng nhiệt đới để chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhật Bản nghiên cứu thuốc trừ sâu hữu cơ từ tinh dầu hoa hồng
Nhật Bản nghiên cứu thuốc trừ sâu hữu cơ từ tinh dầu hoa hồng

Các nhà khoa học khẳng định phát hiện này sẽ mở ra cơ hội cho quản lý dịch hại bền vững trên khắp thế giới.

Trung Quốc tính biến măng tre thành thực phẩm tương tự sữa bò
Trung Quốc tính biến măng tre thành thực phẩm tương tự sữa bò

Giới khoa học Trung Quốc cho rằng măng tre có thể đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn thực phẩm bền vững, bổ dưỡng cho dân số toàn cầu.

Mỹ mở đường cho máy bay không người lái cạnh tranh với máy kéo nông trại
Mỹ mở đường cho máy bay không người lái cạnh tranh với máy kéo nông trại

Ngành nông nghiệp Mỹ đang chuẩn bị cho hoạt động canh tác của ‘đàn’ máy bay không người lái (drone) sau quyết định của FAA (Cục Hàng không Liên bang).

Làng nghèo nhất Trung Quốc đổi đời nhờ nông nghiệp xanh
Làng nghèo nhất Trung Quốc đổi đời nhờ nông nghiệp xanh

Một ngôi làng từng được mô tả là 'không thể sinh sống' ở Tây Hải Cố, phía tây bắc Trung Quốc, đang khiến thế giới đặc biệt quan tâm vì quá trình chuyển đổi xanh.

Nhật Bản sơn bò như ngựa vằn để đuổi ruồi
Nhật Bản sơn bò như ngựa vằn để đuổi ruồi

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại tỉnh Yamagata (Nhật Bản), những con bò được vẽ vằn thu hút ít côn trùng hơn đáng kể so với những con không có vằn.