| Hotline: 0983.970.780

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng: Loại bỏ tư tưởng bàn lùi, nhụt chí, làm việc 'cầm chừng, phòng thủ, che chắn'

Thứ Tư 05/04/2023 , 17:01 (GMT+7)

Ông Hưng nhấn mạnh, trước hết các Ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, người đứng đầu cơ quan phải nâng cao tinh thần, trách nhiệm, gương mẫu, tổ chức tốt nhiệm vụ. 

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng phát biểu tại hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh. Ảnh: Minh Hiếu.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng phát biểu tại hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh. Ảnh: Minh Hiếu.

Ngày 4/4, dưới sự chủ trì của ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XIX được tổ chức đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I; nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023 và một số nội dung quan trọng khác.

Khai mạc hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nêu rõ, quý I đi qua trong bối cảnh có những thuận lợi nhất định đi liền với rất nhiều khó khăn, thử thách lớn hơn và gay gắt hơn.

Ông nói, dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh tiếp tục được kiểm soát tốt. Kinh tế vẫn ổn định và tiếp tục tăng trưởng; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 6,21% (cả nước là 3,32%). Các lĩnh vực sản xuất đều có bước phát triển; nhiều lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp và dịch vụ thương mại phục hồi và phát triển mạnh, đặc biệt là du lịch, vận tải. 

Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ vẫn còn những hạn chế. Một số vấn đề đang là những khó khăn, thách thức rất lớn như tiến độ giải ngân đầu tư công chậm, nổi lên là tình trạng vốn chờ dự án; thị trường bất động sản “bất động” đã tác động đến hoạt động ngành nghề kinh doanh khác.

Hoạt động xuất khẩu của tỉnh có độ mở lớn, nhưng thị trường thế giới “lao dốc” ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh dẫn đến đơn hàng giảm mạnh từ giữa năm 2022 đến nay… ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu và sự phát triển đi lên của tỉnh năm 2023 và những năm tiếp theo.

Ngay sau khi được Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Ảnh: Tùng Đinh

Ngay sau khi được Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Ảnh: Tùng Đinh

Tại hội nghị, một lần nữa Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đã thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, có mặt yếu kém trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quý I năm 2023, đó là: Kinh tế tăng trưởng thấp so với kế hoạch và so với cùng kỳ; khu vực công nghiệp - xây dựng là trụ cột quan trọng nhất và có dư địa rất lớn, nhưng tốc độ tăng trưởng đạt thấp so với kế hoạch và giảm mạnh so với cùng kỳ nhiều năm trước. Thu ngân sách nhà nước giảm; nhiều khoản thu ngân sách đạt thấp so với dự toán.

Hoạt động đầu tư xây dựng gặp nhiều khó khăn; tiến độ triển khai thực hiện một số dự án lớn, trọng điểm chưa bảo đảm yêu cầu; nhiều dự án đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp, nhất là Dự án đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng; Dự án Khu công nghiệp số 3, Khu kinh tế Nghi Sơn chậm tiến độ kéo dài… Cải cách hành chính còn chậm; môi trường đầu tư kinh doanh chưa thật sự hấp dẫn. Văn hóa - xã hội có mặt chậm chuyển biến. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn còn yếu tố tiềm ẩn…

Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của năm 2023, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa nhấn mạnh, toàn Đảng bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cải tiến, đổi mới lề lối làm việc; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính; trọng tâm là rà soát các thể chế, các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của tỉnh, sửa đổi những nội dung không phù hợp với tình hình thực tế, bất cập trong tổ chức thực hiện; đồng thời xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách mới, đột phá, tạo động lực cho sự phát triển.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự chủ động, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, trước hết là các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, địa phương, đơn vị phải nâng cao tinh thần, trách nhiệm, gương mẫu, chủ động, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, nhụt chí, làm việc "cầm chừng", "phòng thủ", "che chắn", giữ “an toàn" trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp…

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040. Các cấp, các ngành, các địa phương phải xem đây là cơ hội mới, nguồn lực mới, động lực mới, là công cụ pháp lý hữu hiệu để quản lý nhà nước, phương tiện giám sát của Nhân dân đối với Nhà nước và là niềm tin lựa chọn đầu tư của các nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu hút các dự án đầu tư mới. Trong đó, cần quan tâm tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; chủ động kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Tăng cường công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng; triển khai nuôi trồng thủy sản vụ xuân hè; chủ động có biện pháp xử lý kịp thời, bảo đảm cân đối cung cầu; xây dựng và triển khai phương án phòng chống bão lụt năm 2023…

     Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức thận trọng, tâm tư

Cũng trong ngày hôm qua (4/4), tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong bài phát biểu kết luận Hội nghị Thành ủy lần thứ 20, khóa XI, Bí thư Nguyễn Văn Nên đã dành nhiều thời gian nói đến việc "dám nghĩ, dám làm" của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Ông nói, đây là vấn đề lớn thành phố tiếp tục triển khai. Thành phố vốn năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nhưng gần đây điều này hầu như không có bao nhiêu. Vấn đề hiện nay là làm sao khuyến khích, khơi dậy cho đội ngũ tinh thần dám nghĩ, dám làm, tạo ra những sáng tạo, làm nên hiệu quả cho lợi ích chung.

Ông Nên cho rằng việc hiện nay, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có sự e dè, thận trọng, né tránh, tâm tư tình cảm trong giải quyết công việc có điểm tích cực và cả tiêu cực.

Ở mặt tích cực, đội ngũ vì sợ sai nên sẽ làm đúng chức trách được giao, tránh xảy ra những vi phạm có thể xảy ra. Khi làm một công việc liên quan đến nhiều bộ phận, cơ quan khác, việc ít nhiều có nỗi sợ dính đến vi phạm cũng chính đáng. Nhưng sợ đến mức không dám làm sẽ là tiêu cực.

Xem thêm
Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt

Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.