| Hotline: 0983.970.780

BISUCO tái diễn mua mía trả đường, nông dân kêu trời!

Thứ Hai 16/04/2018 , 10:20 (GMT+7)

Những ngày qua, hàng trăm nông dân, thương lái là chủ nợ bán mía cho Cty CP Đường Bình Định (BISUCO) ùn ùn kéo về nhà máy để lấy đường trừ nợ, bởi hiện nay BISUCO đã bị dừng hoạt động, trong khi tiền mua mía từ đầu vụ đến nay Cty chưa thanh toán.

10-49-11_1
Xe tải nông dân và thương lái đưa đến đậu sẵn trước cổng BISUCO để lấy đường trừ nợ

Biết là BISUCO cấn đường giá cao, lấy ra bán lại cho đại lý giá thấp sẽ lỗ to, nhưng nông dân lo không cầm được đồng nào trong tay nên đành bấm bụng nhận đường để gỡ vốn.
 

Nước mắt người trồng mía

Trước khi bị UBND tỉnh Bình Định yêu cầu dừng hoạt động vì gây ô nhiễm môi trường, BISUCO đã thừa nhận hiện Cty này đang nợ tiền mua mía của nông dân số tiền lên đến 46,675 tỷ đồng. Do đó, những ngày gần đây, nông dân, thương lái bán mía cho BISUCO ùn ùn đưa xe tải đến nhà máy lấy đường trừ nợ. Những ngày này, mặc dù mỗi ngày nhà máy “xuất kho” từ 250 tấn đến 400 tấn đường nhưng vẫn chưa giải quyết được bao nhiêu trong khoản nợ “kếch sù” của BISUCO!

Ông Trần Văn Vân (43 tuổi) ở xã Thành An (TX An Khê, Gia Lai), nông dân có nhiều diện tích trồng mía, làm ăn với BISUCO mấy năm nay, hiện đang đau đầu vì dù đã lấy đường trừ nợ nhưng vẫn còn bị BISUCO nợ cả trăm triệu đồng.

Theo ông Vân, nhà ông có 10ha đất trồng mía, năm nào mía cho năng suất cao, sản lượng thu hoạch đạt đến 1.000 tấn mía cây, năm nào kém cũng thu được 700 - 800 tấn. Từ tháng Chạp năm trước đến nay, khi BISUCO bắt đầu bước vào vụ SX, ông Vân đã bán cho BISUCO tổng cộng hơn 400 tấn mía, với tổng số tiền hơn 400 triệu đồng. Trước đó, BISUCO thanh toán cho ông Vân được hơn 100 triệu đồng tiền mặt, số còn lại nợ dài cho đến nay.

Sáng 13/4 vừa qua, ông Vân đã đến nhà máy của BISUCO lấy đường để trừ nợ. “Nông dân tụi tui đâu biết thủ tục liên hệ làm việc với nhà máy để lấy đường, do đó đành giao hết chứng từ cho đại lý làm dùm. Sau khi lấy được đường, đại lý thu mua lại thấp hơn giá nhà máy là 5 giá. Nhà máy “cấn” đường cho tui 10.800đ/kg, nhưng chỉ được đại lý thu mua có 10.300đ/kg, vị chi cứ 100 triệu tui mất đứt 5 triệu đồng. Đã vậy mà đâu đã trừ hết nợ, số đường lấy được mới chỉ tương đương 190 triệu đồng, hiện BISUCO vẫn còn nợ tui 100 triệu đồng”, ông Vân nói như khóc.

Trường hợp của nông dân Nguyễn Thành (45 tuổi) ở huyện Đăk Pơ (Gia Lai) còn buồn hơn. Sau khi được BISUCO quy số tiền nợ 340 triệu đồng ra thành 40 tấn đường, suốt mấy ngày nay anh lang thang mãi trước cổng BISUCO để nhờ người liên hệ với nhà máy lấy đường dùm, nhưng tìm không ra người giúp, bởi ai cũng lo phận mình chưa xong.

10-49-11_2
Nông dân Nguyễn Thành lang thang suốt mấy ngày nay trước cổng BISUCO để nhờ người làm thủ tục lấy đường trừ nợ

“Mấy ngày em tìm người làm thủ tục nhận đường giúp nhưng tìm không ra, đến nay em vẫn chưa nhận được ký đường nào”, Thành than thở.
 

Bi cảnh của thương lái

Không chỉ có nông dân kêu trời, các thương lái bán mía cho BISUCO trong niên vụ này còn lâm cảnh thê thảm hơn.

Anh Đỗ Đình Cư ở xã Tây Giang (huyện Tây Sơn, Bình Định) là thương lái chuyên đi thu mua mía của nông dân bán cho BISUCO. Từ đầu vụ đến nay, anh Cư đã nhập cho BISUCO đến 3.000 tấn mía với giá 900.000đ/tấn (tính cả tiền vận chuyển). Giờ Cư đành bóp bụng lấy đường của BISUCO để trừ nợ. “Mua bán là để kiếm đồng lời nuôi vợ nuôi con, bây giờ đành phải “cấn” đường. Nhận đường từ nhà máy ra khỏi cổng là cứ 100 triệu đồng tui mất 5 triệu. Vốn liếng “chôn” ở BISUCO suốt mấy tháng trời, giờ còn chịu lỗ kiểu này thì hết vốn hết liếng làm ăn. Đã vậy, hiện BISUCO còn nợ tui hơn 1 tỷ đồng, không biết đến khi nào mới được thanh toán dứt điểm khoản tiền này”, anh Cư ca cẩm.

Anh Bùi Trung Vũ (40 tuổi) cùng ở xã Tây Giang cũng lâm tình cảnh tương tự. Nhà Vũ có xe tải, cứ đến vụ ép mía là anh ký hợp đồng vận chuyển mía cho nông dân để lấy tiền cước, kết hợp mua bán kiếm thêm thu nhập.

Trong niên vụ ép 2018 - 2019 Vũ đã bán cho BISUCO hơn 400 tấn mía. Vào mùng 6 Tết Mậu Tuất 2018, Vũ được BISUCO trả nợ hơn 30 triệu đồng, từ đó đến nay Vũ chưa nhận thêm được đồng nào. Giờ Vũ thấy nông dân, thương lái ùn ùn kéo về BISUCO để lấy đường trừ nợ, Vũ nóng ruột lắm vì đến giờ anh chưa lấy được ký đường nào.

“Hiện BISUCO còn nợ tui 400 triệu đồng, nhưng tui chưa lấy ký đường nào. Bởi lẽ, trong khoản Cty nợ có cả tiền mía tui cân bán dùm cho nông dân. Giờ nếu lấy đường để trừ nợ thì cứ 100 triệu bị mất 5 triệu, tui không biết phải tính toán sao với nông dân. Mấy ngày nay chỉ có nông dân và thương lái ở Gia Lai lấy đường của BISUCO, ở Bình Định chưa ai lấy. Tuy nhiên, lòng tui đang nóng như lửa đốt, bởi lo đến khi đường trong kho người khác đã lấy hết thì mình lại về tay không”, Vũ lo lắng.

“Suốt mấy ngày nay, huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan và ngành chức năng bố trí lực lượng trực tại khu vực quanh BISUCO để nắm bắt tình hình 24/24. Phòng khi giữa nông dân và nhà máy xảy ra tranh chấp gây mất an ninh trật từ thì kịp thời can thiệp”, ông Đỗ Văn Sỹ, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, cho hay.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm