| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT nghiên cứu, học tập, quán triệt tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII

Thứ Bảy 27/03/2021 , 12:25 (GMT+7)

Sáng 27/3, Bộ NN-PTNT đã tổ chức điểm cầu tiếp nối Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Bộ NN-PTNT đã tổ chức điểm cầu tiếp nối Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ảnh: Nhật Quang.

Bộ NN-PTNT đã tổ chức điểm cầu tiếp nối Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ảnh: Nhật Quang.

Ngày 27/3, Bộ NN-PTNT tổ chức điểm cầu tiếp nối Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ NN-PTNT chủ trì.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XII của Đảng do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức nhằm thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TW, ngày 9/3/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII “Về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.

Tham dự Hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; lãnh đạo các Ban, bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, đơn vị, các cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện, cấp cơ sở của các Tỉnh ủy,… cùng hơn 959 nghìn là cán bộ, đảng viên ở 7.439 điểm cầu từ Trung ương tới cơ sở trên toàn quốc.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ NN-PTNT chủ trì điểm cầu tiếp nối Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ảnh: Nhật Quang.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ NN-PTNT chủ trì điểm cầu tiếp nối Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ảnh: Nhật Quang.

Tại Hội nghị, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị sẽ truyền đạt các báo cáo chuyên đề, gồm: Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng; những nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng Việt Nam; những nhận thức mới và tư duy mới về an ninh quốc gia...

Việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII nhằm giúp cán bộ, đảng viên nắm vững nội dung cốt lõi, những điểm mới trong các văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Trên cơ sở đó, cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình hành động để tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, đồng thời tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.

Điểm cầu tiếp nối Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tại Bộ NN-PTNT. Ảnh: Nhật Quang.

Điểm cầu tiếp nối Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tại Bộ NN-PTNT. Ảnh: Nhật Quang.

Phát biểu tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp, góp phần củng cố nâng cao niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới của đất nước, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy tinh thần yêu nước, ý chí và khát vọng phát triển đất nước, phấn đấu đến giữa thế kỷ 21 nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng XHCN.

Các văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã được chuẩn bị rất công phu, chu đáo, bài bản, qua nhiều lần, nhiều vòng, từng bước hoàn thiện, có nhiều đổi mới quan trọng về nội dung và phương pháp, quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển trên cơ sở phát huy dân chủ rộng rãi. Các văn kiện đã thực sự tổng kết, kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, thể hiện rõ ý Đảng, lòng dân, quyết tâm ý chí phát triển của dân tộc trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Để bảo đảm nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đạt kết quả cao, các cấp ủy, tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, nhất là người đứng đầu thực hiện một số vấn đề trọng tâm.

Cụ thể, cần nhận thức sâu sắc nghiên cứu học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là việc thường xuyên, phải được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, khoa học trong suốt nhiệm kỳ và là nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng và cả hệ thống chính trị để mỗi cán bộ Đảng viên nắm vững và thực hiện đúng đắn, sáng tạo Nghị quyết của Đảng, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đồng thời góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ảnh: VGP. 

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ảnh: VGP. 

Đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, việc nghiên cứu học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII chỉ là bước đầu, điều quan trọng là phải sớm đưa nội dung Nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống, nói đi đôi với làm, thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: “Kế hoạch 10 phần thì biện pháp 20 phần và quyết tâm 30 phần”. Biến những quyết định của Đại hội thành hiện thực sinh động trong thực tế, thành của cải vật chất, mang lại giàu có và hạnh phúc cho nhân dân như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong phiên bế mạc Đại hội XIII.

Ngay sau Hội nghị, này các cấp ủy, tổ chức Đảng phải tập trung xây dựng chương trình hành động cụ thể hóa bằng các kế hoạch, dự án, đề án khả thi sát với điều kiện thực tế, định lượng được kết quả, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và sự phát triển mạnh mẽ của mỗi địa phương, đơn vị.

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo bộ ngành Trung ương, địa phương dự hội nghị tại điểm cầu chính tại Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Ảnh: VGP. 

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo bộ ngành Trung ương, địa phương dự hội nghị tại điểm cầu chính tại Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Ảnh: VGP. 

Đặc biệt, các cơ quan Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ của mình tập trung nghiên cứu, sớm cụ thể hóa, thể chế hóa nội dung Nghị quyết đại hội XIII thành luật pháp, cơ chế, chính sách để sớm thực thi trong đời sống. Kịp thời khắc phục hạn chế yếu kém mà Đại hội đã chỉ ra.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng nghiên cứu học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội và việc xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của mỗi địa phương, đơn vị. Khắc phục triệt để bệnh hình thức, qua loa, đại khái. Kịp thời phát hiện khen thưởng biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong nghiên cứu học tập, nhất là việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ở mỗi cấp.

Xem thêm
Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nông dân Quảng Trị ra đồng diệt chuột, bắt ốc bươu vàng

Hàng trăm nông dân huyện Vĩnh Linh đã ra đồng vệ sinh đồng ruộng, diệt chuột, ốc bươu vàng, vệ sinh đồng ruộng.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm