| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT trao bằng khen cho 'cha đẻ' giống cam Vinh

Chủ Nhật 08/12/2019 , 11:33 (GMT+7)

Sáng 8/12, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trao bằng khen của Bộ trưởng NN-PTNT cho ông Phạm Quang Lộc, 'cha đẻ' của giống cam Sông Con hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là cam Vinh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trao bằng khen của Bộ trưởng NN-PTNT cho ông Phạm Quang Lộc.

Ông Phạm Quang Lộc là cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Giám đốc Nông trường Sông Con, Nghệ An, nguyên Trưởng ban quản lý quốc doanh nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp, nay là Bộ NN-PTNT. Bằng khen của Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường dành cho ông Phạm Quang Lộc vì có thành tích chọn lọc và phát triển giống cam Sông Con.

Đây là lần thứ 2 ông được nhận bằng khen từ bộ, trước đó, ngày 29/8/1977, Bộ trưởng Nông nghiệp Nghiêm Xuân Yêm công nhận sáng kiến "tìm tòi chọn lọc và phát triển giống cam Sông Con" và khen thưởng cho ông Phạm Quang Lộc và tập thể nông trường Sông Con.

Phát biểu tại lễ trao bằng khen, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thay mặt Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường gửi lời cảm ơn và chúc sức khỏe đến ông Phạm Quang Lộc. Thứ trưởng chia sẻ với ông về những thành tựu mà ngành nông nghiệp đạt được trong những năm gần đây, trong đó giá trị xuất khẩu năm 2019 có thể đạt tới 41 tỷ USD.

"Thế hệ những người như bác Lộc có những đóng góp lớn cho cách mạng và quá trình phát triển của ngành nông nghiệp. Các bác tạo ra một nền tảng vững chắc để các thế hệ lãnh đạo tiếp theo phát huy được thế mạnh, phát triển ngành nông nghiệp", Thứ trưởng Tiến chia sẻ và mong muốn nếu có thể, ông Phạm Quang Lộc sẽ tiếp tục đóng góp những ý kiến, kinh nghiệm quý báu của mình cho nông nghiệp.

Ông Phạm Quang Lộc bày tỏ vui mừng khi nhận bằng khen của Bộ trưởng NN-PTNT và chia sẻ về những năm tháng công tác ở nông trường và quá trình chọn lọc và phát triển giống cam Sông Con.

Đại diện gia đình, ông Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư thành ủy Thành phố Hà Nội, con trai ông Phạm Quang Lộc cảm ơn Bộ NN-PTNT và nói tấm bằng khen chẳng khác gì một liều thuốc quý giúp cha của mình tiếp tục sống vui vẻ, khỏe mạnh hơn.

Theo nguyên Bí thư thành ủy Hà Nội, cha của ông năm nay bước sang tuổi 95 nên có lẽ sẽ không đóng góp được nhiều nữa cho ngành nhưng vẫn luôn theo dõi, chứng kiến những tăng trưởng ấn tượng của nông nghiệp nói riêng và đất nước nói chung.

Ông Phạm Quang Lộc, người chọn lọc, phát triển giống cam Sông Con chia sẻ sau khi nhận bằng khen của Bộ trưởng NN-PTNT.

Trong thời gian đảm nhiệm cương vị Phó Giám đốc, Giám đốc Nông trường Sông Con, ông Phạm Quang Lộc cùng tập thể nghiên cứu, chọn lọc ra giống cam có đặc tính không hạt hoặc rất ít hạt, mẫu mã quả đẹp, phẩm chất tốt, được công nhận là cam Sông Con.

Cam Sông Con bắt nguồn từ một cây cam vùng Địa Trung Hải, do chủ đồn điền người Pháp đưa tới trồng ở Nông trường Sông Con. Qua một số năm theo dõi cây ra hoa kết trái, chất lượng quả có nhiều ưu điểm, từ hình dáng mẫu mã quả cam cho tới vị ngọt, thơm rất đặc trưng, chất lượng hơn hẳn nhiều giống cam bản địa nhân dân và các nông trường đang trồng.

Với ý định thử nghiệm và nhân giống, ông Pham Quang Lộc trực tiếp chỉ đạo cán bộ kỹ thuật của nông trường lấy mắt từ cây cam này đem lai ghép lên gốc bưởi giống.

Việc làm này bảo tồn được một giống cam tốt nhập nội và từng bước được nhân rộng. Từ đó giống cam Sông Con trở nên nổi tiếng và được trồng phổ biến không chỉ trong ngành nông trường mà cả trong nhân dân.

Riêng nông trường Sông Con sản lượng lượng cam đứng đầu toàn ngành nông trường, một số năm lên đến 400-500 tấn, vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu, góp phần đem về cho đất nước nguồn ngoại tệ quý giá.

Ở thị trường trong nước, cam Sông Con thường được mọi người gọi bằng tên cam Vinh, bởi cam này được trồng ở các nông trường Phủ Quỳ, chở về ga Vinh để đưa đi các nơi tiêu thụ, nhiều nhất là ra Thủ đô Hà Nội.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm