| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Quyết liệt, đồng bộ và xử lý tiêu hủy lợn bị dịch tả Châu Phi rất sáng tạo

Thứ Hai 04/03/2019 , 11:27 (GMT+7)

Bộ trưởng yêu cầu các địa phương triển khai hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi có lợn phải tiêu hủy, tuyên truyền đầy đủ về tình hình dịch bệnh; cơ quan chuyên môn không được lơ là để rút ra các kinh nghiệm chống dịch bám sát thực tiễn.

Hội nghị trực tuyến Triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã diễn ra sáng 4/3/2019. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị, cùng với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị, cùng với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường (Ảnh: Đinh Tùng)

Tiếp thu chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng; sau khi lắng nghe các ý kiến từ cơ quan chuyên môn, địa phương, các tổ chức quốc tế, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã nêu rõ một số biện pháp sẽ được triển khai đồng bộ và quyết liệt để phòng chống dịch bệnh. Chúng tôi xin giới thiệu các ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng qua phần ghi nhanh dưới đây:

Dịch tả lợn đã xuất hiện tại 7 tỉnh vùng ĐBSH chứ không phải nguy cơ nữa. Hiện nay mới chỉ ở quy mô nhỏ lẻ, chúng ta đã hành động đồng bộ và tích cực, thể hiện tính chủ động, không giấu diếm. Chúng ta xử lý quyết liệt, ứng phó nhanh chóng từ chính quyền các cấp đến người dân.

Nhìn chung, chúng ta phát hiện sớm, 9 phòng Lab hoạt động suất từ tháng 9 năm ngoái đến nay, phân tích hàng ngàn mẫu bệnh phẩm. Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra ở đâu chúng ta đều biết, xử lý tiêu huỷ hơn 4.000 con. Hố tiêu huỷ chúng ta làm rất sáng tạo, từ kích thước, độ sâu, gắn với bao chứa, tôi vôi huỷ diệt virus. Chưa có ai kiện cáo việc thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ. Dịch xảy ra ở đâu đều có cán bộ thú y, lãnh đạo địa phương đến trực tiếp ngăn chặn.

Nhưng nguy cơ lây lan bệnh rất cao bởi kết quả giải trình gen virus trùng 100% với virus tại Trung Quốc.

Trung Quốc hiện có 110 ổ dịch, con đường lan truyền rất đa dạng, thậm chí đến nay chưa biết hết, không biết nó đến từ đâu. Và chúng ta không thể nói là chim di cư lây lan bệnh, mà phải nói là chim trời.

Chúng ta có 18 - 20 triệu du khách đến Việt Nam mỗi năm nên việc phòng chống dịch rất quan trọng.

Tại Việt Nam hiện nay, chăn nuôi nhỏ lẻ có 2,4 triệu hộ, 14,5 triệu con lợn, mà chuồng lợn đến sát nhà dân, thì thử hỏi tại sao không lây lan nhanh.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Đinh Tùng)

Một điểm nữa phải thừa nhận là năng lực kiểm soát dịch bệnh còn hạn chế, nên dịch bệnh không chỉ xảy ra tại hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mà còn xảy ra ở hộ chăn nuôi lớn. Do vậy, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ, phải áp dụng tổng thể các giải pháp. Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Cụ thể là người đứng đầu các Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh để xảy ra dịch lây lan trên diện rộng, lãnh đạo các cơ quan liên quan.

Chúng ta phải có trách nhiệm hỗ trợ cho nhân dân và đảm bảo không ô nhiễm. Bây giờ Chính phủ đã kết luận, mức hỗ trợ lợn nhiễm bệnh phải tiêu huỷ thấp nhất là bằng 80% giá thị trường để người dân không bán tống bán tháo lợn bệnh. Riêng lợn nái và lợn đực đang sinh sản thì nhất trí đưa hệ số hỗ trợ từ 1,5 - 1,8 để các địa phương triển khai.

“Đây là chính sách nhằm đảm bảo công bằng về chi phí đầu tư chăn nuôi của người dân”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Và không phải chỉ dịch tả lợn Châu Phi mà kể cả dịch tai xanh, lở mồm long móng. Vì rất có thể là địa phương nào có lợn chết thì đổ lỗi tất cả cho dịch tả lợn Châu Phi, như vậy sẽ gây hoang mang dư luận.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Đinh Tùng)

Về vật tư, Cục Thú y cần rà soát, nếu thiếu thì phải đề xuất bổ sung. Nhưng quan điểm chung là phải xử lý bằng vôi bột, không thể trông chờ vào hiệu quả mạnh mẽ từ hoá chất phun khử trùng.

Về kinh phí phòng chống dịch, tốt nhất là Chủ tịch tỉnh cân đối ngân sách để quyết định ngay để nhân dân được hưởng hỗ trợ đàn lợn bị tiêu huỷ, bài học của Hải Phòng là ví dụ điển hình.

Về công tác truyền thông, tôi yêu cầu Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh kịp thời cho các cơ quan báo trí, truyền thông.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cũng đề nghị lãnh đạo Chính phủ đi kiểm tra trực tiếp tại địa phương để đốc thúc công tác phòng chống dịch.

Tới đây, các cơ quan thú y chuyên ngành cũng cần tổng hợp tất cả tài liệu từ các tổ chức quốc tế như FAO, OIE, Hội Thú y, các chuyên gia, các địa phương để ban hành một cuốn tài liệu hướng dẫn cụ thể cho các địa phương thực hiện.

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Bố trí đất, xây nhà ở cho người dân sau bão lũ

YÊN BÁI Hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng trong bão số 3 ở huyện Trấn Yên đang được xây dựng, sửa chữa đồng loạt để giúp bà con ổn định cuộc sống, đón Tết yên vui.