| Hotline: 0983.970.780

Cải thiện môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp

Thứ Ba 08/11/2022 , 11:04 (GMT+7)

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về NN-PTNT tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách quan trọng trong huy động nguồn lực, thu hút đầu tư cho phát triển ngành.

Hội nghị hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 của Bộ NN-PTNT. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hội nghị hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 của Bộ NN-PTNT. Ảnh: Phạm Hiếu.

Nhằm khẳng định và làm sâu sắc thêm mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, ngày 8/11, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022.

Được coi là ngày hội tôn vinh hiến pháp, pháp luật, Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay được Bộ NN-PTNT tập trung vào hoạt động phổ biến, giới thiệu chuyên đề: Nâng cao chất lượng công tác tổ chức truyền thông tiếp thị chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ NN-PTNT.

Nội dung này gắn bó chặt chẽ và góp phần thiết thực trong việc tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói nói chung, pháp luật về nông nghiệp nói riêng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân.

Nâng cao nhận thức hiểu biết và thực thi pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành và bảo vệ hiến pháp, pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành NN-PTNT.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, đối với ngành NN-PTNT, liên tục trong nhiều năm qua, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XI, XII.

Hiện nay, đây cũng là nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là 1 trong 3 đột phá chiến lược luôn được Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai, thực hiện nhằm tạo dựng hệ thống khung khổ pháp luật ngày càng hoàn thiện cho phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.

“Tinh thần đó thấm nhuần trong toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của Bộ, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ.

Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và cán bộ làm công tác pháp chế lại càng trở thành một yêu cầu thường trực, bức thiết trong việc tổ chức nghiên cứu, chủ động đề xuất, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong công tác xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về NN-PTNT đã tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách quan trọng và đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về NN-PTNT đã tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách quan trọng và đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Nhìn về tổng thể, trong giai đoạn hơn 10 năm qua, ngành đã làm tốt việc xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật về NN-PTNT; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm công tác pháp chế, nhất là nhiệm vụ rà soát, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Hiện nay tất cả các lĩnh vực quản lý của Bộ đều có luật điều chỉnh, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về NN-PTNT do Bộ chủ trì soạn thảo là 435 văn bản đã tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách quan trọng đã và đang phát huy hiệu quả trên thực tiễn, nhất là trong tái cơ cấu nông nghiệp góp phần trực tiếp tăng sản lượng và chất lượng nông sản, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư cho phát triển ngành.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT đã thực hiện chỉ đạo của Chính phủ một cách bài bản, hiệu quả; trong đó thực hiện tốt Nghị quyết của Chính phủ về cắt giảm, đơn giản hóa yêu cầu, điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, góp phần khơi thông các vướng mắc về mặt pháp lý.

Từ đó, tháo gỡ khó khăn trong tổ chức thi hành cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, sản phẩm, tạo môi trường hành lang pháp lý thông thoáng; Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Bộ NN-PTNT đã thực hiện tốt Nghị quyết của Chính phủ về cắt giảm, đơn giản hóa yêu cầu, điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bộ NN-PTNT đã thực hiện tốt Nghị quyết của Chính phủ về cắt giảm, đơn giản hóa yêu cầu, điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo đó, để không ngừng hưởng ứng và làm sâu sắc thêm ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam trong thời gian tới, đưa cuộc sống vào chính sách pháp luật và đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các đơn vị thuộc Bộ tập trung thực hiện tốt kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu “Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.”

Cùng với đó, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cũng đề nghị các đơn vị tập trung nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật, đồng thời triển khai, thực hiện hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật.

“Với truyền thống tốt đẹp của ngành, các đơn vị cần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, thi hành pháp luật, tạo sự đồng thuận, niềm tin của người dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, qua đó thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngành NN-PTNT năm 2022 và các năm tiếp theo”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Xem thêm
Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Quy trình vận hành liên hồ chứa và lưu vực sông cần phải đồng bộ

Việc vận hành đơn lẻ các hồ chứa, lưu vực sông sẽ ảnh hưởng đến quy trình vận hành liên hồ, do vậy cần sớm đồng bộ quy trình vận hành toàn lưu vực.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.