Cận cảnh các nhà màng trồng rau công nghệ cao ở Mộc Châu
Thứ Tư 24/04/2024 , 16:28 (GMT+7)Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau trong nhà màng, nhà kính ở Mộc Châu giúp tăng năng suất gấp 3 lần so với thực hành canh tác trước đây của bà con.
Ở tiểu khu 14 (thị trấn Mộc Châu, Sơn La), gia đình chị Đỗ Thị Thủy là một trong những hộ được các chuyên gia hàng đầu về trồng trọt và bảo vệ thực vật hỗ trợ tổ chức sản xuất rau công nghệ cao.
Nhà kính trồng dưa lưới rộng 1.800m2 của gia đình chị Thủy đã được nâng cấp cơ sở hạ tầng và đưa vào vận hành ổn định. Bàn về dự định tương lai, chị muốn nhân rộng diện tích sản xuất rau công nghệ cao, hướng tới mở doanh nghiệp nhỏ và thuê công nhân trồng rau.
Đây là một trong 34 hộ gia đình hưởng lợi từ dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và được UBND tỉnh Sơn La cho phép thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Rau quả và FAO thường xuyên đến thăm các cơ sở nhà màng, nhà kính ở Sơn La để tư vấn quy trình hướng dẫn sản xuất rau an toàn.
Ở một khu nhà màng khác, những quả cà chua chín đỏ rực, kéo cành cây xệ xuống vì nặng…
Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam Remi Nono Womdim vốn là chuyên gia trồng trọt và bảo vệ thực vật trước khi ông trở thành nhà ngoại giao. Nhìn thấy cà chua trĩu cành, ông lập tức khuyến cáo chủ vườn nên thu hoạch ngay, tránh để cà chua chín rụng, gây tổn thất sau thu hoạch.
Ngoài dưa lưới và cà chua, ớt chuông cũng là đối tượng cây trồng được thực hiện trong dự án. Ớt chuông là giống rau mới chuyển giao tới Mộc Châu, năng suất ước đạt 8 tấn/ha và hiệu quả kinh tế đạt 200 triệu đồng/1.000m2.
Ngay tại vườn, chuyên gia thực hiện kiểm tra nhanh vi khuẩn Ralstonia vì nghi ngờ đây là nguyên nhân gây bệnh héo xanh trên cây ớt. Kết quả kiểm tra cho thấy cây không bị bệnh, tuy nhiên đây là những biện pháp cần thiết để phòng ngừa bệnh cho vườn cây.
Ngoài nâng cấp tổ chức sản xuất rau cho 31 nhà màng, dự án cũng hỗ trợ cải tạo 3 cơ sở nhân giống rau để cung cấp giống cho các hộ nông dân tham gia dự án cũng như các khu vực lân cận. Cơ sở ươm giống được hỗ trợ đầu tư máy gieo hạt tự động, tối ưu hóa các khâu từ đóng đất vào khay, sàng đất, lọc rác, đến tạo lỗ, gieo hạt, lấp hạt và xếp khay tự động.
Thiết bị này đã giúp chị Thái Thị Vân sản xuất tới 1.000 khay giống/ngày. So với năng suất khoảng 300-400 khay/ngày như trước đây, chị cảm thấy công việc bớt nặng nhọc, bày tỏ vui mừng vì kinh tế gia đình được cải thiện.
Về lâu dài, các chuyên gia của FAO và Viện Nghiên cứu Rau quả đều mong muốn nâng cao nhận thức của bà con về sản xuất rau an toàn. Đây là điều kiện tiên quyết để nông dân Mộc Châu chinh phục thị trường ngày càng có yêu cầu cao về sản xuất nông sản sạch.
tin liên quan
Cò trắng rợp trời trên cánh đồng vùng Đồng Tháp Mười
Đồng Tháp Thời điểm này, nông dân vùng Đồng Tháp Mười chuẩn bị xuống giống vụ lúa đông xuân, chính vì vậy hàng ngàn con còn trắng đến tìm thức ăn tạo nên hình ảnh rất đẹp.
Sau bão số 6, bờ biển sạt lở dài 5 km, xâm thực 15-20m
Quảng Trị Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, bờ kè thuộc Dự án kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển Gio Hải - Cửa Việt bị sạt lở, xâm thực.
Từ chốn 'săn mây' tới điểm 'chữa lành' giữa núi rừng Tây Bắc
Sơn La Điểm nghỉ dưỡng 'chữa lành' Ban Mai Retreat với không gian yên bình, thư giãn thực sự cần thiết cho những người bận rộn cần tái tạo năng lượng cho cơ thể.
Không khí Halloween tràn ngập phố Hàng Mã
Hà Nội Trước thềm Halloween, phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tràn ngập sắc màu với nhiều mặt hàng mang đậm chất lễ hội hoá trang, phục vụ nhu cầu mua sắm và trang trí.
Hậu bão Trà Mi: Cây xanh bật gốc, nằm ngổn ngang trên đường phố Huế
Dù tác động của bão Trà Mi không lớn như dự đoán nhưng nhiều cây xanh đô thị ở thành phố Huế vẫn bị bật gốc, ngã đổ hàng loạt.
Học sinh hào hứng khám phá trang trại, nhà máy 'xanh' sản xuất sữa Vinamilk
Công nghệ thông minh nhưng thân thiện với môi trường, là những điều các em học sinh cấp 1, 2 đã trải nghiệm tại trang trại Green Farm và siêu nhà máy sữa của Vinamilk...