| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ nông dân Mộc Châu sản xuất rau trong nhà kính

Thứ Sáu 24/02/2023 , 17:54 (GMT+7)

SƠN LA Rau trồng trong nhà kính có thể canh tác quanh năm, ít ảnh hưởng thời tiết và sâu bệnh hại, đảm bảo an toàn vì hạn chế phun thuốc BVTV, tiết kiệm công lao động...

Ngày 23/2, Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức hội nghị đầu bờ về sản xuất rau trong nhà kính. Cùng tham dự hội nghị có Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT), Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Sơn La cùng nhiều doanh nghiệp thu mua rau củ, cung ứng vật tư nông nghiệp.

Cà chua trồng trong mô hình nhà kính công nghệ cao có giá bán 14 nghìn đồng/kg, ớt ngọt có giá 33 - 35 nghìn đồng/kg. Nông dân có thể kéo dài thu hoạch 8 - 9 tháng tuỳ điều kiện chăm sóc, khí hậu. Ảnh: Nguyễn Hùng.

Cà chua trồng trong mô hình nhà kính công nghệ cao có giá bán 14 nghìn đồng/kg, ớt ngọt có giá 33 - 35 nghìn đồng/kg. Nông dân có thể kéo dài thu hoạch 8 - 9 tháng tuỳ điều kiện chăm sóc, khí hậu. Ảnh: Nguyễn Hùng.

Năm 2021, Viện Nghiên cứu Rau quả được Bộ NN-PTNT phê duyệt thực hiện dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua FAO và được UBND tỉnh Sơn La cho phép thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh.

Mục đích của dự án nhằm cải thiện việc sản xuất và tiếp thị rau trong nhà kín thông qua việc áp dụng các giải pháp khoa học, công nghệ tiên tiến.

Đến nay, dự án đã hỗ trợ 18 hộ gia đình nông thôn tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cải tạo và tối ưu hóa các nhà kính hiện có, cùng với việc cung cấp cây giống, phân bón, dụng cụ kỹ thuật nông nghiệp chất lượng cao cho các hộ dân thuộc dự án. Việc hỗ trợ kỹ thuật, giám sát và đào tạo tại được triển khai chặt chẽ trong suốt chu kỳ sản xuất rau

Theo các hộ sản xuất rau trong nhà kính tham gia dự án trên địa bàn huyện Mộc Châu, kể từ khi dự án được triển khai (vào tháng 07/2022) đến nay, phía FAO cùng Viện Nghiên cứu Rau quả đã phối hợp chặt chẽ hướng dẫn nông dân tỉ mỉ các công đoạn từ lắp đặt nhà kính an toàn cho đến khâu làm đất, chọn giống cây trồng.

Mô hình trồng rau củ ứng dụng công nghệ cao giúp sản phẩm an toàn, chất lượng cao. Ảnh: Nguyễn Hùng.

Mô hình trồng rau củ ứng dụng công nghệ cao giúp sản phẩm an toàn, chất lượng cao. Ảnh: Nguyễn Hùng.

Bên cạnh đó, dự án cũng ứng dụng lắp đặt các thiết bị công nghệ cao để giám sát các yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng như độ ẩm, nhiệt độ, sức gió... được cập nhật liên tục theo giờ.

Bà Hoàng Thị Lệ Hằng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả đánh giá: Do dịch bệnh Covid-19, hệ thống canh tác rau trong nhà kính áp dụng công nghệ cao của dự án mới hoàn thiện và đưa vào sử dụng 4 - 5 tháng nay, nhưng bước đầu đã cho thấy hiệu quả rất rõ như: Giúp canh tác rau quanh năm, ít ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh hại; nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm; đảm bảo an toàn vì hạn chế phun thuốc BVTV; tiết kiệm công lao động, hiệu quả kinh tế cao...

Nhằm nhân rộng hơn nữa mô hình của dự án trên địa bàn tỉnh Sơn La, Viện Nghiên cứu Rau quả cho biết sẽ phối hợp với FAO tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau công nghệ cao trong nhà lưới, nhà kính cho bà con. Đối với khâu sản xuất cây giống, Viện đã đào tạo kỹ thuật ghép cây giống cho 03 chủ vườn ươm tại huyện Mộc Châu.

Các đại biểu tham quan mô hình trồng ớt ngọt trong nhà kính tại xã Phiêng Luông (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La). Ảnh: Nguyễn Hùng.

Các đại biểu tham quan mô hình trồng ớt ngọt trong nhà kính tại xã Phiêng Luông (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La). Ảnh: Nguyễn Hùng.

Thời gian tới, Viện sẽ tập huấn thêm kỹ thuật về sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý giá thể làm bầu ươm; vườn ươm phải được bảo vệ bởi lưới chắn côn trùng, giàn đặt khay cây cũng như quản lý thật tốt việc chăm sóc để đảm bảo nguồn cây giống sạch bệnh cung cấp cho người sản xuất.

Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu đã tham quan mô hình trồng rau trong nhà kính tại xã Chiềng Hắc và xã Phiêng Luông (huyện Mộc Châu). Các đại biểu đã trao đổi với nông dân sản xuất rau trong nhà kính, các nhà cung cấp vật tư cho nhà kính, thăm quan nhà kính thực hành tốt trồng cà chua và ớt ngọt tại các mô hình trên tại huyện Mộc Châu.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.