| Hotline: 0983.970.780

Chống ngập Bình Dương nhiều việc phải làm

Cận cảnh công trình chống ngập cống Bình Nhâm

Thứ Năm 06/06/2024 , 10:24 (GMT+7)

Bình Dương Với tổng vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng, công trình cống Bình Nhâm được kỳ vọng sẽ kiểm soát lũ và triều cường, chống ngập lụt và cung cấp nước tưới tiêu…

Công trình hiện đại bậc nhất Bình Dương

Sau gần 5 năm triển khai xây dựng, công trình cống Bình Nhâm, cống ngăn triều, chống ngập đầu tiên và hiện đại nhất của tỉnh Bình Dương với tổng vốn đầu tư xây dựng gần 300 tỷ đồng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Khảo sát thực tế công trình, chúng tôi mãn nhãn trước quy mô cũng như các trang thiết bị tân tiến được trang bị giúp cống vận hành trơn tru, đáp ứng nhu cầu đa mục tiêu ngành thủy lợi đặt ra.

Sau gần 5 năm triển khai xây dựng, công trình cống Bình Nhâm ngăn triều, chống ngập đầu tiên và hiện đại nhất của tỉnh Bình Dương với tổng vốn đầu tư xây dựng gần 300 tỷ đồng đã hoàn thành. Ảnh: Trần Trung.

Sau gần 5 năm triển khai xây dựng, công trình cống Bình Nhâm ngăn triều, chống ngập đầu tiên và hiện đại nhất của tỉnh Bình Dương với tổng vốn đầu tư xây dựng gần 300 tỷ đồng đã hoàn thành. Ảnh: Trần Trung.

Theo đó, cống Bình Nhâm nằm trên rạch Bình Nhâm rộng 43,2m, 2 khoang cống mỗi khoang rộng 20m. Cùng với công trình cống còn có các hạng mục cầu giao thông, đường dẫn vào cầu, đường gom, kè kênh dẫn thượng hạ lưu, nhà quản lý và khuôn viên.

Tại cửa ngăn triều là trụ pin và tháp van cao 26,5m. Các tháp được thiết kế để chịu lực độc lập và thực hiện nhiệm vụ nâng hạ cửa van ngăn triều gần 57 tấn bằng hệ thống xi lanh thủy lực. Đặc biệt, các cống ngăn triều được vận hành bằng hệ thống SCADA và mạng lưới quan trắc mực nước kênh rạch của hơn 8 điểm thu thập dữ liệu bố trí khắp tuyến rạch.Thông qua mạng lưới đó, các dữ liệu mực nước sẽ được ghi nhận, báo cáo và tự động cập nhật cho các trung tâm điều hành cống. Từ đó, các nhân viên vận hành thực hiện đóng mở các van ngăn triều hoặc hệ thống vận hành cửa van sẽ tự động đóng mở khi thông số mực nước ở tình trạng cảnh báo của triều cao.

Theo ông Trần Công Nam, Phó trạm trưởng Trạm điều hành cống Bình Nhâm, nhờ hệ thống điều hành thông minh, người vận hành chỉ cần nhấn nút điều khiển nâng cửa, hạ cửa trên tủ điều khiển hoặc hệ thống SCADA đã được lập trình sẵn và cửa van sẽ tự động đóng hoặc mở để ngăn dòng nước theo mục đích yêu cầu. 

Ông Trần Công Nam, Phó trạm trưởng Trạm điều hành cống Bình Nhâm đang vận hành hệ thống. Ảnh: Trần Trung.

Ông Trần Công Nam, Phó trạm trưởng Trạm điều hành cống Bình Nhâm đang vận hành hệ thống. Ảnh: Trần Trung.

“Trong tình huống cực đoan khi mưa lớn, kết hợp triều cao, hệ thống quan trắc phát tín hiệu cảnh báo và các van cống bắt đầu đóng lại, ngăn triều xâm nhập vào kênh rạch. Vào mùa khô, khi hệ thống quan trắc cảnh báo và phát tín hiệu triều thấp, hệ thống 2 cống ngăn triều lớn sẽ tự động đóng, khép kín kênh rạch cho toàn bộ khu vực, bảo lưu lượng nước trong nội đô ở mực nước phù hợp, hạn chế tình trạng mất mỹ quan, cũng như giúp cải thiện môi trường nước và khu vực sinh sống”, ông Trần Công Nam chia sẻ.

Công trình đi vào cuộc sống

Theo ông Nguyễn Khánh Trường, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Dương, cống Bình Nhâm có nhiệm vụ phòng hộ, kiểm soát lũ và chống ngập úng, kiểm soát triều cường, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất, khu vực cụm dân cư, các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc phường Bình Nhâm, TP Thuận An với diện tích khoảng 540,98ha; tiêu thoát nước mưa cho lưu vực từ dự án trục thoát nước Chòm Sao - Suối Đờn, với với tổng diện tích tự nhiên 1.596 ha...

Có thể nói, công trình hoàn thành đã giải quyết cơ bản tình hình ngập úng không chỉ cho phường Bình Nhâm, mà góp phần bảo đảm an toàn giao thông và thoát nước cho đường 22/12, khu dân cư Việt - Sing, KCN Việt Hương, khu vực quốc lộ 13 đoạn qua phường Thuận Giao, An Thạnh; các khu dân cư.

Công trình hoàn thành đã giải quyết cơ bản tình hình ngập úng không chỉ cho phường Bình Nhâm. Ảnh: Trần Trung.

Công trình hoàn thành đã giải quyết cơ bản tình hình ngập úng không chỉ cho phường Bình Nhâm. Ảnh: Trần Trung.

Ông Lê Văn Trạch, sống cạnh công trình cống Bình Nhâm phấn khởi cho biết, nhờ công trình, người dân nơi đây đã không còn cảnh thiếu nước sản xuất trong mùa khô, ngập lụt mùa mưa. Đặc biệt, nhờ tuyến đường ven đê bao và cầu bắc qua cống, người dân nơi đây còn thoát cảnh đi đường vòng hơn 10 km để đến trung tâm thành phố.

Ông Trần Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND phường Bình Nhâm cho biết thêm, từ lâu, đặc sản măng cụt ở Thuận An đã được nhiều người biết đến bởi vị ngon, ngọt hiếm có. Trong đó, Bình Nhâm nổi tiếng với những vườn măng cụt trăm năm tuổi nằm giữa lòng đô thị sầm uất. Thế nhưng, trong những năm qua, vườn cây ăn trái đã có biểu hiện sụt giảm về năng suất, chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do tình hình thời tiết trong những năm gần đây thay đổi bất thường.

“Việc cống Bình Nhâm được đưa vào vận hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và khai thác tiềm năng phát triển cho khu du lịch sinh thái vườn cây ăn trái. Điều này sẽ góp phần chỉnh trang đô thị và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng bền vững và phù hợp”, ông Trần Văn Bình chia sẻ.

Việc cống Bình Nhâm đưa vào vận hành sẽ là tiền đề để địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tiềm năng phát triển cho khu du lịch sinh thái vườn cây ăn trái; góp phần chỉnh trang đô thị, phù hợp với quy mô phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ảnh: Trần Trung.

Việc cống Bình Nhâm đưa vào vận hành sẽ là tiền đề để địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tiềm năng phát triển cho khu du lịch sinh thái vườn cây ăn trái; góp phần chỉnh trang đô thị, phù hợp với quy mô phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ảnh: Trần Trung.

Ông Nguyễn Khánh Trường, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Dương cho biết, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu là giải pháp căn cơ thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển. Theo đó, thời gian tới ngành thủy lợi địa phương sẽ tập trung các nội dung phân vùng rủi ro thiên tai đối với từng loại hình thiên tai trên địa bàn tỉnh.

“Chi cục đang đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phát triển thủy lợi, đê điều và kết cấu hạ tầng ứng phó thiên tai; phòng chống lũ các tuyến sông có đê. Bảo đảm sự liên kết giữa hệ thống kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai và thủy lợi với hệ thống kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực có liên quan trên địa bàn tỉnh nói chung, thành phố Thuận An nói riêng để bảo đảm tính bền vững và hiệu quả đa mục tiêu của các công trình”, ông Nguyễn Khánh Trường nhấn mạnh.

Xem thêm
Giảm số dự án đầu tư công trung hạn 2026-2030 xuống dưới 3.000

Đây là nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tại Hội nghị tổng kết ngành kế hoạch - đầu tư, nhằm giúp nền kinh tế bứt phá hơn nữa.

Ông Lại Thế Nguyên nêu vấn đề 'căn cốt' để phát triển nông nghiệp Thanh Hóa

Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do thiên tai liên tiếp xảy ra, nhưng ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa vẫn gặt hái được nhiều thành quả đáng ghi nhận.

Quy định mới về BHYT tạo thuận lợi cho người dân từ 1/1/2025

Từ 1/1/2025, thêm 3 quy định mới về BHYT tạo thuận lợi cho người dân. Một số trường hợp bệnh hiếm, hiểm nghèo… được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.